Bất động sản

Thị trường bất động sản sẽ diễn biến thế nào sau những "quãng trầm"?

"Mùa đông" trên thị trường bất động sản Việt Nam

Kể từ khi các ngân hàng thực hiện động thái siết vốn với bất động sản vào đầu quý 2/2022, thanh khoản nhà đất trên cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) đã ghi nhận sự trầm lắng, dòng tiền trên thị trường địa ốc yếu dần, các dòng vốn đầu tư tài sản cũng có dấu hiệu phòng thủ.

Ông Huỳnh Phước Nghĩa, chuyên gia tư vấn cấp cao của GIBC nhận định: "Thắt chặt tín dụng sẽ khiến ngân hàng ngại cho vay, tác động đến những nhà phát triển dự án và cả người mua nhà để ở trên thị trường sơ cấp. Còn với thị trường thứ cấp, đây là đòn giáng mạnh vào các nhà đầu tư và nhóm đầu cơ địa ốc đang ôm tài sản. Nếu không trụ được, nhóm này sẽ phải xả hàng giảm giá".

Trên thực tế, theo dữ liệu của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam được công bố gần đây, lượng giao dịch của thị trường và tỷ lệ hấp thụ trong quý 3/2022 chỉ đạt 33,5%, giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước và giảm mạnh so với giai đoạn đầu năm. Dòng vốn BĐS gặp khó và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư. Loạt diễn biến nêu trên khiến đám đông không khỏi hoài nghi, liệu rằng thị trường BĐS đã ở giai đoạn suy thoái hay chưa?

So sánh với đợt suy thoái – đóng băng gần nhất của thị trường BĐS Việt Nam từ năm 2008 đến 2012, nhiều người nhận thấy một số nét tương đồng. Thời điểm đó tại Việt Nam, tổng dư nợ BĐS và nợ xấu của nhiều doanh nghiệp BĐS tăng vọt; lạm phát phát bùng nổ khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt các chính sách tiền tệ; dẫn đến tồn kho BĐS Việt Nam đạt mức hơn 100.000 tỷ đồng; giá nhà đất nhiều nơi lao dốc, với biên độ giảm ước tính 30-40% chỉ trong thời gian ngắn. Năm 2012, khi nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ và các gói kích cầu kinh tế nhằm thu hút vốn đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thì thị trường mới chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển bền vững từ năm 2013 đến 2018.

Trong nguy, luôn ẩn chứa "cơ"

Dù thị trường BĐS đã trong suy thoái hay chưa, đều dễ nhận thấy những thời điểm "trầm lắng" như hiện tại là cơ hội hiếm có để tích lũy tài sản, đầu tư dài hạn. Tương tự như sau đợt suy thoái năm 2008, đến năm 2013 – 2014, thị trường BĐS dần ấm trở lại, bắt đầu tan băng, xu hướng đổi chiều đi lên mạnh mẽ, giá BĐS tăng trưởng bền vững liên tục trong nhiều năm. Thị trường BĐS chứng kiến sự bùng nổ ở các phân khúc BĐS cao cấp và BĐS nghỉ dưỡng. Có thể nói, chỉ trong những lúc "trầm lắng" của thị trường thì người dân có nhu cầu ở thực và các nhà đầu tư mới dễ dàng mua được BĐS đúng với giá trị thực.

Thị trường bất động sản sẽ diễn biến thế nào sau những quãng trầm? - Ảnh 1.

Những lúc thị trường "trầm lắng" là cơ hội hiếm có để người mua sở hữu BĐS, đầu tư dài hạn.

Vào lúc này, giá BĐS đã chững lại, các hiện tượng đầu cơ, sốt đất đều bị triệt tiêu. Để có thanh khoản, nhiều dự án đẩy mạnh áp dụng các chính sách bán hàng linh hoạt, tăng chiết khấu, cam kết lợi nhuận, cam kết mua lại, đẩy mạnh hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc. Tâm lý chung của các nhà đầu tư trên thị trường là nghe ngóng và do dự khi tín dụng bị siết và lãi suất tăng, cơ hội sẽ dành cho những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn.

Đặc biệt, thị trường BĐS năm nay vẫn đón nhận những yếu tố tích cực về đầu tư công. Cụ thể, đầu tư công tiếp tục được triển khai mạnh mẽ với tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 3/2022 đạt 833,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Điển hình tại TP.HCM khu vực quận 7 thời gian gần đây, nhiều dự án hạ tầng đã, đang và chuẩn bị được triển khai như: mở rộng đoạn đường dài 2km đại lộ Nguyễn Văn Linh từ 6 lên 10 làn xe; hoàn thiện trục đường Phú Thuận nối dài từ giao lộ Huỳnh Tấn Phát – Phú Thuận đến đường Đào Trí; cầu Nguyễn Khoái kết nối quận 1 – Quận 4, Quận 7; cầu Bến Nghé ( cầu Thủ Thiêm 4) kết nối KĐT Thủ Thiêm và KĐT Nam Sài Gòn. Được biết, loạt dự án hạ tầng với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nêu trên được triển khai hướng tới mục tiêu phát triển quận 7 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 trở thành trung tâm y tế, giáo dục, thể thao chất lượng cao ở phía nam Tp.Hồ Chí Minh; phát triển dịch vụ, thương mại kết hợp du lịch.

Thị trường bất động sản sẽ diễn biến thế nào sau những quãng trầm? - Ảnh 2.

Phối cảnh dự án căn hộ cao cấp Sunshine Sky City nằm tại trung tâm đô thị Nam Sài Gòn.

Hạ tầng được phát triển đồng bộ sẽ kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở, dịch vụ, văn phòng, khiến nhiều dự án BĐS tại đây được hưởng lợi trực tiếp. Trong đó, có thể kể đến dự án BĐS cao cấp Sunshine Sky City của chủ đầu tư Sunshine Group với nhiều điểm sáng trong tiềm năng tăng trưởng giá trị, đảm bảo an toàn cho cả người mua để ở và nhà đầu tư. Dự án nằm tại vị trí lõi trung tâm của khu đô thị Nam Sài Gòn; được thiết kế đặc biệt hướng đến đáp ứng nhu cầu ở thực; kiến trúc phủ kính tràn Low-E mang lại tầm nhìn ven sông hiếm thấy ở các dự án khác tại TP.HCM. Hơn hết, Sunshine Sky City được đánh giá cao bởi chất lượng bàn giao tốt vượt trội so với các dự án khác trong khu vực, nội thất bàn giao tiêu chuẩn Châu Âu cùng với tiến độ pháp lý hoàn thiện, minh bạch công bố với người mua.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Vì sao VSIP Bắc Ninh được xem là biểu tượng trung tâm Vùng Thủ Đô

Nhà đầu tư thường e ngại khi tiếp cận những dự án bị vướng mắc về mặt pháp lý. Chính vì vậy các dự án mang giá trị thật đã có tài sản hiện hữu cùng pháp lý rõ ràng và tiện ích đồng bộ như đại đô thị VSIP Bắc Ninh sẽ là điểm đến mà nhà đầu tư và những người có nhu cầu thực hướng tới.

Thước đo nào hướng đến chuẩn mực sống thượng lưu?

Tận hưởng không gian sống thoáng đãng, trong lành, cùng bầu không khí hạnh phúc, bình yên khi trở về nhà chính là mong muốn của giới thượng lưu. Đó là lý do họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua những trải nghiệm độc đáo sinh thái ven sông nước, hướng tới môi trường sống tốt cho sức khoẻ của con người.