Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam
Trong nửa đầu năm 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức đáng kể. Sự gia tăng chi phí logistics, chính sách thương mại quốc tế thay đổi, và các yếu tố kinh tế vĩ mô đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, tình trạng chi phí logistics tăng cao đang gây áp lực lớn cho doanh nghiệp. Giá cước vận chuyển đường biển từ Việt Nam sang EU và Mỹ đã tăng đáng kể, làm giảm tính cạnh tranh về giá và ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
Hiện các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn khi tiếp cận các thị trường lớn như EU và Mỹ. Những thách thức này không chỉ đến từ sự thay đổi trong các yêu cầu và quy định nhập khẩu mà còn do việc quản lý và sản xuất theo các phương pháp cũ, lạc hậu.
Thách thức và cơ hội từ thị trường Mỹ khi ứng dụng AI
Theo số liệu của Bộ Công thương, 4 tháng đầu năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt, với kim ngạch trên 34 tỷ USD, chiếm gần 28% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước và tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Về nhập khẩu, nước này cũng nằm trong nhóm thị trường hàng đầu, với 4,5 tỷ USD tính tới hết tháng 4.
Mỹ có thị phần xuất khẩu lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính với nhiều quy định khắt khe, phức tạp về chất lượng sản phẩm, an toàn cho người tiêu dùng, và các tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ môi trường và lao động, đang ngày càng tăng cường các rào cản kỹ thuật.
Một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là việc quản lý và sản xuất theo các phương pháp cũ kỹ, không bắt kịp xu hướng mới. Việc thiếu áp dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản lý sản xuất và kinh doanh đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, dẫn đến chi phí cao và khả năng cạnh tranh thấp. Đồng thời cũng hạn chế khả năng nắm bắt, tìm hiểu thông tin thị trường chính xác và kịp thời, dẫn đến việc doanh nghiệp phải dựa vào thông tin không rõ ràng, giảm hiệu quả kinh doanh.
Dù đối mặt với nhiều thách thức, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là vào Mỹ. Một thuận lợi đáng kể là xu hướng các doanh nghiệp Mỹ đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro và tránh phụ thuộc quá mức vào một quốc gia, nhất là Trung Quốc. Đặc biệt, với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhanh nhạy trong ứng dụng chuyển đổi số, sử dụng AI và Dữ liệu vào tối ưu hiệu suất sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn lớn và có những tăng trưởng rõ rệt trong xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Chia sẻ về câu chuyện này, ông Maximillien Quan Pham, CEO Wisematch Việt Nam - Đối tác trực tiếp của Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại - Bộ Công Thương (VTTIC) cho biết, AI và Big data là bước ngoặt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế và logistics. AI giúp doanh nghiệp tối ưu mã HSCODE, điều chỉnh quy cánh hàng hóa để được thuế suất ưu đãi tối đa. Không chỉ vậy, AI và Dữ liệu Xuất nhập khẩu giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng thị trường quốc tế từ đó khai thác triệt để thông tin thị trường, biến thách thức thành cơ hội.
Việc am hiểu về thủ tục và các quy định nhập khẩu của Hoa Kỳ cũng cần rất nhiều thời gian và thậm chí là tốn nhiều chi phí để thuê nhân sự. Những vấn đề đó, AI đều có thể giúp doanh nghiệp giải quyết dễ dàng. Ngoài ra, Công nghệ AI có thể giúp doanh nghiệp dự báo xu hướng thị trường, tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vào thị trường Mỹ
Trong một bài phát biểu mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: "Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn như hiện nay, xu hướng tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói chung và Mỹ nói riêng đã có nhiều thay đổi. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải thích ứng được với những thay đổi đó".
Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng là một trong những giải pháp quan trọng. Bộ Công Thương đã đề ra các biện pháp như đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại mới với các đối tác tiềm năng như UAE, Nam Mỹ để mở rộng thị trường và sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Xúc tiến thương mại cũng được đẩy mạnh để hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mới và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Để dễ dàng trong việc tiếp cận và tiến sâu vào thị trường Mỹ, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương. Các biện pháp như cung cấp thông tin dự báo thị trường, định hướng chiến lược xuất khẩu, thúc đẩy cải tiến quy trình thủ tục hành chính và hỗ trợ trong việc nắm bắt các hiệp định thương mại mới là rất cần thiết.
Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan đã cam kết hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tăng cường xúc tiến thương mại để mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin về tiêu chuẩn và yêu cầu của các thị trường xuất khẩu .
Trong bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần đổi mới phương thức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin và AI để nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời, sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức liên quan là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội thị trường, gia tăng kim ngạch và nâng cao giá trị xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Chỉ khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ phù hợp, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mới có thể đạt được những kết quả tích cực trong thời gian tới.
Ông Erik Frankel, Giám đốc Công ty Vietsway với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu sang thị trường Mỹ cho biết, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch xuất khẩu hàng hóa một cách kỹ lưỡng, nghiên cứu cẩn thận thị trường cũng như các phương thức, thủ tục xuất khẩu.
Đồng quan điểm, Ông Maximillien Quan Pham chia sẻ, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định pháp luật của thị trường Mỹ. Đặc biệt lưu ý các quy định liên quan đến phòng vệ thương mại, vệ sinh phòng dịch, tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc xuất xứ... Bên cạnh đó, việc tìm hiểu dữ liệu xuất khẩu, phân tích đối thủ và am hiểu về văn hóa và con người cũng là vấn đề cần chú trọng.
Để giúp doanh nghiệp Việt nắm chắc cơ hội khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Wisematch Việt Nam cùng Trung tâm thông tin thương mại và công nghiệp - Bộ Công Thương sẽ tổ chức sự kiện "Tư vấn thông tin và ứng dụng AI trong xuất nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ" vào ngày 27/6/2024.
Tham gia sự kiện, các doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi ích hấp dẫn như: cơ hội hợp tác với hơn 200 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tạo nền tảng kết nối và giao thương vững chắc. Các doanh nghiệp còn được nhận bộ dữ liệu xuất nhập khẩu mới nhất, hỗ trợ tìm kiếm nhà máy sản xuất và nguồn nguyên liệu, cũng như cung cấp thông tin chi tiết về thị trường xuất khẩu tại Hoa Kỳ. Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ có cơ hội hiểu sâu về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quy trình xuất nhập khẩu vào Mỹ, giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu suất hoạt động.
Đọc giả có thể cập nhật thông tin chương trình và cách thức tham dự tại đây.