Phong cách sống

Buồn của siêu dự án được kỳ vọng thành tòa nhà cao thứ 2 thế giới: Đầu tư 240.000 tỷ đồng vẫn “đắp chiếu” 16 năm, giữ 1 kỷ lục không ai muốn

TIN MỚI

Tòa nhà Goldin Finance 117, hay còn gọi là China 117 Tower là siêu dự án dang dở nổi tiếng đặt tại nằm trong Công viên Khoa học và Công nghệ ở thành phố Thiên Tân (Trung Quốc). Được khởi công xây dựng từ 9/2008, cất nóc vào năm 2015 với kỳ vọng trở thành tòa nhà cao thứ 2 thế giới sau Burj Khalifa của Dubai nhưng đến nay Goldin Finance 117 vẫn chưa thể hoàn thành. Điều này khiến công trình cao 596m này được cho là toà nhà bỏ hoang cao nhất thế giới.

Tại thời điểm bị đình chỉ xây dựng, Goldin Finance 117 là tòa nhà thứ 5 tại đất nước tỷ dân cao hơn 500m. Dự án này dự kiến sẽ có 128 tầng nổi trên mặt đất, trong đó 117 tầng được quy hoạch làm khách sạn và không gian thương mại, 11 tầng dùng để vận hành và cơ khí. Toàn bộ dự án bao gồm khu trung tâm mua sắm, khu dân cư, văn phòng hạng A, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí thể thao chuẩn quốc tế.

Buồn của siêu dự án được kỳ vọng thành tòa nhà cao thứ 2 thế giới: Đầu tư 240.000 tỷ đồng vẫn “đắp chiếu” 16 năm, giữ 1 kỷ lục không ai muốn- Ảnh 1.

Goldin Finance 117 thuộc sở hữu của Tập đoàn Goldin Real Estate, đứng đầu là doanh nhân người Hồng Kông (Trung Quốc) Phan Tô Thông. Phan Tô Thông giàu lên nhờ kinh doanh đồ điện tử và bắt kịp xu hướng bất động sản, từng lọt top những người giàu nhất Trung Quốc và cả châu Á.

Doanh nhân này tham vọng xây Goldin Finance 117 với loạt kỷ lục như: sảnh tham quan cao nhất thế giới, nhà hàng xoay cao nhất thế giới, bể bơi trong nhà cao nhất thế giới,... với tổng số vốn đầu tư lên tới 70 tỷ NDT (~242.000 tỷ đồng).

Buồn của siêu dự án được kỳ vọng thành tòa nhà cao thứ 2 thế giới: Đầu tư 240.000 tỷ đồng vẫn “đắp chiếu” 16 năm, giữ 1 kỷ lục không ai muốn- Ảnh 2.

Buồn của siêu dự án được kỳ vọng thành tòa nhà cao thứ 2 thế giới: Đầu tư 240.000 tỷ đồng vẫn “đắp chiếu” 16 năm, giữ 1 kỷ lục không ai muốn- Ảnh 3.

Phan Tô Thông từng sử dụng nhiều mánh lời quảng cáo, thổi phồng về “dự án số 1 Trung Quốc và cả thế giới” để đẩy giá cổ phiếu của Goldin lên cao, giúp doanh nhân này tăng tài sản đáng kể trước khi dự án hoàn thành.

Hoạt động xây dựng Goldin Finance 117 từng bị tạm dừng năm 2010 do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính năm 2008, sau đó tiếp tục xây dựng vào năm 2011. Tháng 1/2015, Goldin Real Estate vẫn tuyên bố sẽ hoàn thành việc xây dựng tòa nhà vào quý IV năm sau. Tại thời điểm đó, cổ phiếu của Goldin Real Estate đã tăng 6,23 lần trong 1 tháng rưỡi, cổ phiếu công ty tài chính Goldin Financial được Phan Tô Thông mua lại cũng tăng 3,7 lần trong 4 tháng đầu tiên nên doanh nhân này vô cùng tự tin.

Buồn của siêu dự án được kỳ vọng thành tòa nhà cao thứ 2 thế giới: Đầu tư 240.000 tỷ đồng vẫn “đắp chiếu” 16 năm, giữ 1 kỷ lục không ai muốn- Ảnh 4.

Doanh nhân Phan Tô Thông, chủ sở hữu toà nhà Goldin Finance 117.

Thế nhưng ngay sau đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc rơi vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy sau một thời kỳ tăng trưởng vũ bão. Tháng 5/2015, cổ phiếu Goldin Real Estate đã giảm mạnh 41% trong một ngày. Goldin Financial thậm chí còn tồi tệ hơn, “bốc hơi” 43%. Dựa vào tỷ lệ cổ phần, tài sản của Phan Tô Thông đã sụt giảm 87,1 tỷ HKD (~284.000 tỷ đồng).

Do tài sản giảm mạnh, số tiền hạn hẹp còn lại phải sử dụng cho hoạt động của công ty nên Phan Tô Thông không còn tiền đầu tư xây dựng Goldin Finance 117. Tháng 12/2015, số tiền đầu tư vào tòa nhà đã cạn kiệt, quá trình thi công bị đình chỉ. Đổi chủ liên tục đến năm 2018, dự án có dấu hiệu được xây dựng trở lại nhưng cuối cùng vẫn bị bỏ hoang đến nay.

Buồn của siêu dự án được kỳ vọng thành tòa nhà cao thứ 2 thế giới: Đầu tư 240.000 tỷ đồng vẫn “đắp chiếu” 16 năm, giữ 1 kỷ lục không ai muốn- Ảnh 5.

Buồn của siêu dự án được kỳ vọng thành tòa nhà cao thứ 2 thế giới: Đầu tư 240.000 tỷ đồng vẫn “đắp chiếu” 16 năm, giữ 1 kỷ lục không ai muốn- Ảnh 6.

Công trình dang dở khiến người dân thành phố Thiên Tân tiếc nuối.

Từng có thời kỳ bùng nổ các tòa nhà chọc trời tại Trung Quốc, đến nay đã có hơn 50 cao ốc có chiều cao hơn 300m với các công trình nổi tiếng như Trung tâm tài chính Châu Đại Phúc cao 530m ở Thiên Tân, Trung tâm Tài chính Quốc tế Bình An ở Thâm Quyến với chiều cao 599m, 118 tầng,  tháp Thượng Hải cao 632m, 119 tầng…

Các tòa nhà chọc trời được coi là hình ảnh biểu tượng của thành phố, mang lại nguồn thu từ du lịch và đầu tư thương mại, đồng thời tiết kiệm quỹ đất tại các đô thị lớn. Tuy vậy, xây dựng những cao ốc này cũng đem đến nhiều rủi ro khi vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành và bảo trì tăng theo thời gian. Cơn sốt các tòa nhà chọc trời tại đất nước tỷ dân sau đó đã hạ nhiệt.

 (Theo Toutiao, Express)


Cùng chuyên mục

Đọc thêm