Năm 2003, Long Biên lên quận. Tuy nhiên thời điểm đó, Hà Nội mới chỉ có hai cây cầu nối từ nội thành sang phía Đông là cầu Chương Dương và Long Biên. Phía bên kia sông vẫn là "bờ bãi nương dâu xanh biếc" với đa số đất nông nghiệp. Nhiều người chưa từng nghĩ đến việc sẽ mua nhà tại khu vực này vì quá bất tiện để đi vào thành phố.
Những cây cầu "lột xác" phía Đông Thủ đô
Hà Nội phát triển bên một dòng sông và những cây cầu là giải pháp để tạo ra sự phát triển cho tất cả các khu vực. Chỉ trong vòng 8 năm, Thủ đô Hà Nội có thêm 4 cây cầu mới. Sự xuất hiện cầu Thanh Trì (2007), Vĩnh Tuy 1 (2010), Đông Trù (2014), Nhật Tân (2015) đã góp phần thay đổi diện mạo vùng phía Đông. Theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu được xây dựng mới gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).
"Việc xây dựng các cây cầu mới giúp kết nối giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng", Bộ Giao thông Vận tải đánh giá.
Phía Đông Hà Nội được hưởng lợi rõ rệt nhờ những cây cầu. Sự xuất hiện của cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Đông Trù đã gia tăng kết nối khu vực Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh... với nội thành Hà Nội. Những khu đô thị lớn cũng được xây dựng tại đây. Vinhomes Riverside được đánh giá là "khu phố nhà giàu", trở thành "khu đô thị chuẩn sinh thái" tại Hà Nội. Sự có mặt của Vinhomes Riverside, Khu đô thị Việt Hưng, Ecopark, Vinhomes Ocean Park... đã khiến bất động sản Long Biên, Gia Lâm, Văn Giang (Hưng Yên) trở nên đắt giá.
Theo Giáo sư Đặng Hùng Võ, quá trình phát triển của Hà Nội trong 5-7 năm gần đây có nhiều biến động. Trong nhiều phương án mở rộng Hà Nội, theo ông, phương án lấy sông Hồng đặt giữa Hà Nội, mở rộng phía Đông hơn, mở từ Ba Vì tới Hưng Yên, giáp Đền Chử Đồng Tử là phương án hữu hiệu nhất.
"Chúng ta gặp nhiều khó khăn trong quá trình mở rộng do nhiều người có tâm lý quen ngại sang sông dù phía Đông là khu đất cao, không có ngập lụt", ông Hùng cho biết.
Không chỉ có những cây cầu, phía Đông Hà Nội còn được mở rộng bởi các tuyến đường. Đường 5 kéo dài hoàn thiện đường Vành đai 2, kết nối các khu công nghiệp, khu đô thị như Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng. Tuyến đường này kết nối hạ tầng giao thông tại khu vực bắc Hà Nội gồm đường 5 kéo dài, cầu Nhật Tân và đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân, tạo nên giao thông đồng bộ trục vành đai 2. Phương tiện đi từ Hải Phòng sẽ dễ dàng đến thẳng sân bay Nội Bài.
Nút giao Cổ Linh giúp kết nối đường Vành đai 3, Cổ Linh, cầu Thanh Trì, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tăng khả năng di chuyển từ khu đô thị Vinhomes Ocean Park đến trung tâm thành phố.
Các tuyến đường Quốc lộ 5, Quốc lộ 5B, Vành đai 3,5 và Vành đai 4 cũng nằm trong hệ thống hạ tầng giao thông giúp khu vực phía Đông Hà Nội có thêm động lực phát triển.
Sự xuất hiện của những khu đô thị phía Đông thành phố
Sự thay đổi hạ tầng của Hà Nội trong vòng 10 năm trở lại đây đã tạo ra những cú hích phát triển bất động sản cho nhiều khu vực, trong đó có khu vực phía Đông. Tại hội nghị bất động sản 2020 do Forbes Việt Nam tổ chức, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc CBRE Việt Nam đánh giá, xu hướng phát triển thị trường bất động sản tại Hà Nội trong năm 2021 có nét tương đồng với TP HCM, đều tập trung ở khu vực phía Đông. Nếu như trước đây, thị trường Hà Nội tập trung phát triển mạnh ở phía Tây, thì khu vực phía Đông sông Hồng, gồm các quận, huyện như Long Biên, Gia Lâm... đang chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ.
Hàng loạt các nhà phát triển bất động sản đã "đổ bộ" xuống khu Đông làm nên một cuộc "lột xác" về hạ tầng. Đồng thời, những dự án tỷ USD còn kiến tạo nên một trung tâm mới hiện đại và sầm suất. Nhờ phát triển sau, các khu đô thị tại khu vực này được quy hoạch bài bản, có hạ tầng giao thông tốt, mật độ xây dựng thấp, hướng tới lối sống xanh và bền vững.
Sự xuất hiện của những "ông lớn" trong ngành bất động sản như Vinhomes, Materise Homes, Ecopark, Eurowindows... đã giúp khu vực phía Đông có thêm các tiện ích hiện đại. Nhờ các khu đô thị Ecopark, Vinhomes mà có thêm nhiều trường học quốc tế, bệnh viên tư nhân, trung tâm thương mại, công viên đã được xây dựng mới đi kèm theo.
Chẳng hạn như Vinhomes Ocean Park đã có xấp xỉ 50.000 người chuyển tới ở sau 4 năm. Đi kèm với đó là tiện ích hiện đại như như biển hồ nước mặn 6,1 hecta, hồ nước ngọt trải cát trắng 24,5 hecta, toà tháp công nghệ Technopark Tower, trung tâm thương mại Vincom Mega Mall...
Sau Vinhomes Ocean Park, Vinhomes tiếp tục cho ra mắt Vinhomes Ocean Park giai đoạn 2 – The Empire và Vinhomes Ocean Park giai đoạn 3 – The Crown. Các khu đô thị này đều được hoàn thiện tiện ích trước, đi cùng với đó là hạ tầng khu vực.
Vinhomes luôn hoàn thiện hạ tầng, tiện ích và dịch vụ để có thể sẵn sàng đón cư dân. Và các dự án của chủ đầu tư này ở phía Đông luôn có những tiện ích điểm nhấn như Tổ hợp công viên biển tạo sóng nhân tạo Royal Wave Park có diện tích 18 ha với các công trình điểm nhấn: 6 biển tạo sóng, hồ nước mặn Laguna, công viên cát Sandy Park, bộ ba nhà hàng Pacific, Maris, Waterloo hay bộ ba cây cầu đi bộ Coastal Bridge, Wavely Bridge, Atlantis Bridge...
Tại Vinhomes Ocean Park 3 là Vịnh biển Bốn mùa Paradise Bay với Công viên nước mini, Hồ bơi nước mặn trong nhà và ngoài trời cùng hàng trăm tiện ích lần đầu tiên xuất hiện.
Ngoài ra, các tiện ích khác như trường học liên cấp Vinschool, trung tâm thương mại Vincom Mega Mall lớn nhất Việt Nam, bệnh viện Vinmec Health... cũng sẽ được Vinhomes hoàn thiện trong năm 2023. Tất cả tạo thành một siêu quần thể đô thị biển 1.200 ha sầm uất, sôi động, đáng sống bậc nhất tại phía Đông Thủ đô.
TS Vũ Đình Ánh - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả (Bộ Tài chính), đánh giá cao cách xây dựng khu đô thị của Vinhomes. Theo ông, chủ đầu tư này không chỉ bán bất động sản mà còn bán không gian sống.
"Vinhomes luôn làm xong hạ tầng trước, cả kỹ thuật và xã hội. Đó là cách làm thú vị. Cư dân về đó sống có ngay hạ tầng không phải chỉ là lời hứa hẹn", ông Ánh nói.