Kỹ năng sống

Bức thư cố Tổng thống Mỹ gửi cho bạn hiền và lời khuyên đáng ngẫm về sức khỏe: Muốn sống thọ cần đặc biệt lưu ý 4 khả năng này

Thomas Jefferson - người chấp bút cho Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, đã gửi thư cho người bạn tốt đồng thời là đối thủ số một của mình - John Adams. Trong thư, Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ đã viết: “Cơ thể của chúng ta đã hoạt động như một cỗ máy trong suốt bảy, tám mươi năm. Sẽ đến lúc cỗ máy ấy bị hư hỏng, các trục, bánh xe, bánh răng và lò xo sẽ lần lượt hỏng hóc. Mặc dù chúng có thể được sửa chữa nhưng rồi cuối cùng, sẽ đến lúc cỗ máy ấy sẽ ngừng hoạt động.”

Sau 12 năm “chiến tranh lạnh” vì cuộc bầu cử năm 1800, hai vị tổng thống Hoa Kỳ mới chính thức nối lại liên lạc bằng cách viết thư cho nhau. Nhờ những lá thư, mối quan hệ giữa hai chính khách vĩ đại nhất nước Mỹ đã êm đềm trở lại. Hơn nữa, những lời nhắc nhở về sức khỏe trong thư cũng chính là chiêm nghiệm quý giá trong hành trình bảo vệ và giữ gìn sức khỏe của hai vị tổng thống.

Bức thư của Tổng thống Mỹ gửi cho “đối thủ” và chiêm nghiệm về “cỗ máy” sức khỏe: Muốn sống thọ cần đặc biệt lưu ý 4 khả năng này - Ảnh 1.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra, các dấu hiệu lão hóa sẽ xuất hiện rõ rệt khi chúng ta già đi, đặc biệt là trước khi qua đời 10 năm.

Cụ thể, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, bắt đầu từ năm 65 tuổi trở đi, chức năng vận động của cơ thể sẽ giảm sút, đồng thời nguy cơ tử vong cũng tăng cao. Lúc này, những dấu hiệu lão hóa này có thể được nhận thấy vô cùng dễ dàng.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá toàn diện 3 lần chức năng vận động của những người tham gia nghiên cứu trong vòng 9 năm, từ năm 2007 đến 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những người có khả năng đứng ngồi, khả năng cầm nắm kém, ít vận động và có tốc độ đi bộ chậm có sự gia tăng khả năng tử vong lần lượt là 14%, 15%, 15% và 22%. Đáng chú ý, những dấu hiệu này có thể dễ dàng nhận thấy trong khoảng từ 4 đến 10 năm trước thời điểm tử vong.

Tuổi tác càng cao, mối liên hệ giữa 4 chỉ số: tốc độ đi bộ, khả năng đứng ngồi, mức độ vận động, khả năng cầm nắm và tuổi thọ sẽ càng trở nên rõ ràng.

    Tốc độ đi bộ

Ông Tống Nhạc Đào (Song Yuetao) - Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Tích hợp Chăm sóc Y tế và Sức khỏe Lão khoa của Bệnh viện Lão khoa Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết, tốc độ đi bộ có liên quan đến tuổi thọ. Những người đi bộ nhanh có chức năng tim phổi tốt hơn, đồng thời có tuổi thọ cao hơn. Do đó, nếu bạn nhận thấy tốc độ đi bộ của mình chậm mức trung bình hơn đáng kể, bạn nên đi khám kịp thời.

Bức thư của Tổng thống Mỹ gửi cho “đối thủ” và chiêm nghiệm về “cỗ máy” sức khỏe: Muốn sống thọ cần đặc biệt lưu ý 4 khả năng này - Ảnh 2.

Tốc độ đi bộ trung bình theo giới tính và độ tuổi (Nguồn ảnh: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)

Kết quả nghiên cứu từ việc theo dõi thói quen đi bộ của gần 475.000 người từ 50 tuổi đến khi họ qua đời cho thấy đi bộ nhanh có thể giúp sống lâu hơn và người có tốc độ đi bộ càng nhanh thì càng sống lâu.

Theo một báo cáo nghiên cứu, những phụ nữ đi bộ nhanh có tuổi thọ khoảng 87 năm so với 72 tuổi ở những phụ nữ đi bộ chậm. Những người đàn ông đi bộ nhanh có tuổi thọ khoảng 86 năm so với 65 tuổi ở những người đàn ông đi bộ chậm. Như vậy là có sự cách biệt trung bình 15 năm đối với phụ nữ và sự cách biệt trung bình 20 năm đối với nam giới.

    Khả năng đứng ngồi

Bức thư của Tổng thống Mỹ gửi cho “đối thủ” và chiêm nghiệm về “cỗ máy” sức khỏe: Muốn sống thọ cần đặc biệt lưu ý 4 khả năng này - Ảnh 3.

Ông Trận Phát Quỳ (Chen Fakui) - Giám đốc Trung tâm Kiểm tra Thể chất của Bệnh viện Tổng hợp Y học Cổ truyền Trung Quốc và Phương Tây Nam Kinh chỉ ra, động tác ngồi xổm khi ngồi và khả năng đứng lên ngồi xuống có thể kiểm tra tính linh hoạt của các khớp, sức khỏe dây chằng của chi dưới và sức khỏe của các khớp.

Ngồi vắt chéo chân có thể kiểm tra sức khỏe của cột sống thắt lưng, cùng với đó, toàn bộ chuyển động khi đứng lên ngồi xuống cũng có thể kiểm tra sự phối hợp và cân bằng của cơ thể. Những người có khả năng ngồi và đứng tốt thường sống lâu hơn những người thuộc nhóm còn lại.

    Thói quen vận động

Các hoạt động hàng ngày có thể phản ánh khả năng tự chăm sóc bản thân của người cao tuổi. Nếu các hoạt động hàng ngày gặp khó khăn và hạn chế, có khả năng cơ thể đã mắc bệnh nhược cơ. Người cao tuổi mắc chứng bệnh suy nhược cơ thể có khả năng đối phó kém và có thể khiến tuổi thọ bị rút ngắn.

    Khả năng cầm nắm

Tạp chí Y khoa hàng đầu thế giới - The Lancet đã công bố nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng cầm nắm và nguy cơ tử vong. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy cứ mất 5 kg lực cầm, nguy cơ tử vong sẽ tăng 16%, cùng với đó nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cũng lần lượt tăng 7% và 9%.

Ông Đổng Bằng (Dong Peng), bác sĩ trưởng Khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Hàng không (Trung Quốc) đã chỉ ra rằng, khả năng cầm nắm có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe tim mạch. Theo mức trung bình, sức mạnh cầm nắm đủ tiêu chuẩn của nam giới khoảng 40 tuổi phải là 43-50 kg và của nữ là 27-31 kg.

Bức thư của Tổng thống Mỹ gửi cho “đối thủ” và chiêm nghiệm về “cỗ máy” sức khỏe: Muốn sống thọ cần đặc biệt lưu ý 4 khả năng này - Ảnh 4.

Theo các bác sĩ, để giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống và vận động, chúng ta cũng cần chú ý đến sức khỏe tinh thần.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những người có thái độ sống tích cực sẽ sống lâu hơn. Nam giới sống lạc quan sẽ kéo dài tuổi thọ khoảng 11%, nữ giới sống lạc quan kéo dài tuổi thọ khoảng 15%. Những người phụ nữ lạc quan nhất có thêm 50% cơ hội sống tới tuổi 85.

Theo Aboluongwang

Cùng chuyên mục

Đọc thêm