Sức khỏe

Bộ Y tế yêu cầu rà soát, xử lý bác sĩ tham gia quảng cáo thực phẩm

Tóm tắt:
  • Bộ Y tế yêu cầu rà soát tình trạng bác sĩ, dược sĩ quảng cáo thực phẩm gây hiểu lầm.
  • Nghị định 15/2018 cấm sử dụng hình ảnh y tế để quảng cáo thực phẩm.
  • Một số bác sĩ tham gia quảng cáo sữa giả với thông tin sai lệch về thành phần.
  • Vi phạm có thể bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng tùy mức độ.
  • Bệnh viện 108 đã thu hồi sữa giả và yêu cầu dừng tư vấn cho bệnh nhân.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ngày 17/4 nhìn nhận hiện có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.

Nghị định 15/2018 của Chính phủ cấm sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

"Như vậy, việc bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng là vi phạm quy định của pháp luật", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh trong công văn gửi tới các bệnh viện, 21 viện và 13 trường đại học y, dược trực thuộc Bộ ngày 17/4. Trong 21 viện trực thuộc Bộ Y tế có Viện Dinh dưỡng.

Hai hiệp hội liên quan thực phẩm và Tổng hội Y học Việt Nam cùng 7 hội thành viên liên quan cũng nhận được thông báo này.

VietNamNet trong bài viết Chuyên gia y tế xuất hiện ở clip quảng cáo công ty sản xuất gần 600 loại sữa giả phản ánh một số bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng có tên tuổi tham gia ghi hình quảng cáo cho nhà máy sản xuất hoặc nhãn hiệu sữa.

TS Hai quang cao hacofood sua gia.png
Bác sĩ Lê Thị Hải xuất hiện trong đoạn giới thiệu sữa Talacmum. Ảnh cắt từ clip

Trong các video này, các bác sĩ đều mặc áo blouse trắng. Ví dụ, trong một video quảng cáo dài hơn 13 phút về dòng sữa Talacmum (hơn 10 nhãn khác nhau) của Công ty Dược dinh dưỡng Hacofood, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), đã nói rất chi tiết về nguyên liệu, thành phần, công dụng của loại sữa này. Bà Hải cho biết sữa Talacmum bổ sung chiết xuất tổ yến cao cấp nhập khẩu từ Nhật Bản hay đông trùng hạ thảo.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an, dù sản phẩm công bố các thành phần như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột quả óc chó... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này. Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia.

Nhằm hạn chế tình trạng quảng cáo quá mức, quảng cáo chưa được thẩm định nội dung, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm thực phẩm đến người tiêu dùng, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị trên đây thông báo đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (kể cả người lao động đã nghỉ công tác) về tình trạng vi phạm trong quảng cáo trên. 

Bộ Y tế đồng thời yêu cầu các đơn vị rà soát, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu có vi phạm.

Thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), người vi phạm quy định sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng tùy mức độ vi phạm.

Bệnh viện 108 thu hồi sữa giả đã tư vấn cho bệnh nhân sử dụng

Bệnh viện 108 thu hồi sữa giả đã tư vấn cho bệnh nhân sử dụng

Sữa Hofumil Gold Plus do Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Rance Pharma sản xuất được cung ứng trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Bệnh viện yêu cầu dừng việc tư vấn cho bệnh nhân sử dụng và thu hồi sản phẩm này.
71 loại sữa giả công bố tại Hà Nội 4 năm qua gồm những loại nào?

71 loại sữa giả công bố tại Hà Nội 4 năm qua gồm những loại nào?

Trong gần 600 loại sữa giả liên quan đường dây vừa bị Bộ Công an triệt phá, có 71 hồ sơ được công bố tại Hà Nội (chiếm 12%), chủ yếu là thực phẩm dinh dưỡng.
Chi tiết danh sách hàng trăm loại sữa giả được đăng ký công bố tại Hòa Bình

Chi tiết danh sách hàng trăm loại sữa giả được đăng ký công bố tại Hòa Bình

Trong gần 600 loại sữa giả dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai, hàng trăm loại đã được đăng ký công bố tại Hòa Bình.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 8.3.2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1.3.2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỉ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Tổng Bí thư: Trụ sở công dôi dư ưu tiên để làm trường học, nơi khám bệnh, vui chơi của nhân dân

Về trụ sở, tài sản công dôi dư sau sắp xếp, Tổng Bí thư định hướng bố trí sử dụng cho 3 lĩnh vực còn khó khăn về cơ sở hạ tầng: Một là trường học: hai là cơ sở khám, chữa bệnh, trạm y tế phường; ba là bố trí thành những nơi hoạt động văn hóa, thể dục thể thao cho nhân dân.

Ai cũng mong an cư, người khôn ngoan mua nhà theo 5 nguyên tắc: Mua nhà to, tránh rủi ro và tối ưu hóa tiềm năng tăng giá

Tuổi trẻ ai cũng mong muốn xông phá thế giới, trưởng thành rồi chỉ mong được an cư lạc nghiệp. Vì vậy, sở hữu một căn nhà ưng ý là điều may mắn với nhiều người. Để tránh rơi vào “bẫy mua nhà”, bạn nên xem xét kĩ trước khi mua, đây là những lời khuyên sâu sắc cho việc mua nhà.

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus nằm trong đường dây sữa giả

Ngày 17/4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết đã rà soát và phát hiện sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus được cung ứng trong bệnh viện thuộc danh mục các sản phẩm sữa do một trong các công ty thuộc đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa được cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệt phá.

Tin xem nhiều