Sống

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sữa Hikid quảng cáo "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi"

Tóm tắt:
  • Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra hành vi quảng cáo sai sự thật về sữa Hikid tại Hà Nội.
  • Báo Công Thương thông tin về việc Hikid quảng cáo quá mức công dụng sản phẩm, gây hiểu lầm cho phụ huynh.
  • Công ty nhập khẩu sữa Hikid đặt trụ sở tại Hà Nội bị đề nghị xử lý theo quy định.
  • Bộ Công an đã triệt phá một đường dây buôn bán sữa bột giả quy mô lớn.
  • Cục An toàn thực phẩm yêu cầu rà soát các cơ sở sản xuất sữa giả tại nhiều địa phương.

Động thái này được đưa ra sau khi Báo Công Thương phản ánh việc Hikid thổi phồng công dụng, đưa ra thông tin gây hiểu lầm và có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng.

Bài viết phản ánh tình trạng quảng cáo Hikid với những nội dung giật gân như "100g sữa Hikid bằng 20 lít sữa thông thường" - thông tin chưa được kiểm chứng, có thể tác động mạnh đến tâm lý phụ huynh có con nhỏ.

Theo Cục An toàn thực phẩm, công ty nhập khẩu và phân phối độc quyền Hikid tại Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội. Cục An toàn thực phẩm đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý tổ chức, cá nhân liên quan; đồng thời báo cáo kết quả về Cục và thông tin lại cho Báo Công Thương.

Fanpage “Hikid Vietnam” sử dụng hình ảnh bác sĩ để khuyên dùng sản phẩm sữa Hikid. (Ảnh chụp màn hình)

Fanpage “Hikid Vietnam” sử dụng hình ảnh bác sĩ để khuyên dùng sản phẩm sữa Hikid. (Ảnh chụp màn hình)

Trước đó, Bộ Công an triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán sữa bột giả quy mô lớn, nhắm đến các nhóm người tiêu dùng trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai. Hơn 570 sản phẩm bị thu giữ, nhiều đối tượng bị khởi tố.

Bộ Y tế khẳng định đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội.

Cùng với công văn xử lý vụ Hikid, Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu các Sở Y tế, Ban Quản lý an toàn thực phẩm tại TP.HCM, Đà Nẵng và các địa phương khác rà soát thông tin liên quan đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa giả. Công tác hậu kiểm được nhấn mạnh, đặc biệt với nhóm sản phẩm tự công bố và đăng ký công bố, nhất là các mặt hàng có nguy cơ cao như thực phẩm bổ sung cho trẻ nhỏ.

Theo quy định hiện hành, việc tiếp nhận công bố, kiểm tra và xử lý vi phạm an toàn thực phẩm do UBND các tỉnh, thành phố trực tiếp chịu trách nhiệm. Bộ Y tế hàng năm đều có văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường hậu kiểm, nhằm siết chặt quản lý với nhóm sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ gian lận, gây hại sức khỏe người tiêu dùng.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Cảnh báo hệ luỵ từ trục lợi bảo hiểm

Thông tin một người phụ nữ ở Quảng Nam bị điều tra vì liên quan đến cái chết của con trai và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đã thu hút sự chú ý của dư luận. Sự việc không chỉ khiến nhiều người giật mình mà còn đặt ra cảnh báo về vấn nạn trục lợi bảo hiểm ngày càng phức tạp hiện nay.

Giá tăng đỉnh nóc, vàng SJC một mình một chợ

Sáng nay (17/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Giá vàng SJC lên mốc cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng nhẫn 3,5 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới gần 12 triệu đồng/lượng.

10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực quý I/2025 đều trên 1 tỷ USD, nhóm dẫn đầu đạt trên 20 tỷ USD

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng dệt may; giày dép các loại; gỗ và sản phẩm từ gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép các loại; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; và sản phẩm từ chất dẹo là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong quý I.