Sống

Bác sĩ quảng cáo sữa, thực phẩm chức năng có bị phạt?

Tóm tắt:
  • Các vi phạm quảng cáo thực phẩm bị xử phạt từ 5 đến 30 triệu đồng theo Nghị định 38/2021.
  • Quảng cáo không rõ cảnh báo hoặc thiếu thông tin sản phẩm gây phạt từ 5 đến 15 triệu đồng.
  • Phát tán quảng cáo chưa xác nhận nội dung tại hội chợ hoặc sự kiện bị phạt từ 15 đến 20 triệu đồng.
  • Quảng cáo gây hiểu nhầm hoặc sử dụng hình ảnh bác sĩ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng.
  • Việc bác sĩ tham gia quảng cáo sai quy định có thể bị xử phạt hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Theo đại diện Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, các hành vi vi phạm quy định khi quảng cáo thực phẩm và phụ gia thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 52, Nghị định 38/2021 của Chính phủ, với mức phạt dao động từ 5 triệu đến 30 triệu đồng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Cụ thể, người quảng cáo thực phẩm chức năng nhưng không ghi rõ hoặc không đọc rõ dòng cảnh báo “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” trên các phương tiện truyền thông sẽ bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.

Mức phạt từ 10 đến 15 triệu đồng được áp dụng nếu nội dung quảng cáo không đúng với hồ sơ công bố sản phẩm, thiếu thông tin quan trọng như tên sản phẩm, công dụng chính - phụ, đơn vị phân phối. Trường hợp phát tán nội dung quảng cáo tại nơi công cộng, hội chợ, hội thảo bằng các thiết bị điện tử nhưng không đúng với hồ sơ cũng thuộc khung xử phạt này.

Một nhãn hiệu sữa bột giả do các đối tượng sản xuất. (Ảnh: VTV)

Một nhãn hiệu sữa bột giả do các đối tượng sản xuất. (Ảnh: VTV)

Nếu tổ chức các sự kiện như hội chợ, hội thảo, triển lãm mà tại đó có phát tán tài liệu, hình ảnh, âm thanh quảng cáo thực phẩm, nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung thì sẽ bị xử phạt từ 15 đến 20 triệu đồng.

Mức phạt cao nhất, từ 20 đến 30 triệu đồng, được áp dụng với các hành vi quảng cáo gây hiểu nhầm nghiêm trọng. Trong đó có việc sử dụng hình ảnh, trang phục, tên tuổi của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế; đăng thư cảm ơn của bệnh nhân; hoặc dẫn lời người bệnh mô tả sản phẩm có tác dụng điều trị. Ngoài ra, nếu nội dung quảng cáo khiến người tiêu dùng hiểu lầm thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh thì cũng bị xử phạt ở mức này.

Theo đại diện Cục An toàn thực phẩm, quy định hiện hành yêu cầu các tổ chức, cá nhân khi quảng cáo thực phẩm phải đăng ký và được cấp phép nội dung, đảm bảo thông tin trung thực, đúng với chức năng, tác dụng đã công bố. Tuyệt đối không được sử dụng hình ảnh, tên tuổi, thư tín hay trang phục của bác sĩ, nhân viên y tế trong quảng cáo. Việc bác sĩ hay cán bộ y tế tham gia quảng cáo thực phẩm là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của nội dung quảng cáo và tính chất sản phẩm.

Ngay cả bác sĩ nghỉ hưu, nếu vẫn còn hành nghề với giấy phép hợp lệ, cũng không được phép tham gia quảng cáo thực phẩm dưới danh nghĩa chuyên môn y tế. Pháp luật không giới hạn độ tuổi hành nghề, nhưng vẫn ràng buộc trách nhiệm chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp đối với mọi hành vi công khai trước công chúng.

Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group quảng cáo sữa. Ảnh chụp màn hình)

Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group quảng cáo sữa. Ảnh chụp màn hình)

Trong video quảng cáo một trong gần 600 loại sữa giả cho bệnh nhân tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai - xuất hiện hình ảnh một số bác sĩ, chuyên gia y tế. Một bác sĩ nói bản thân họ "bị lợi dụng hình ảnh"

Bộ Y tế nhiều lần cảnh báo tình trạng bác sĩ, cán bộ y tế và người nổi tiếng sử dụng mạng xã hội để “thổi phồng” công dụng thực phẩm chức năng, biến sản phẩm thành "thần dược", gây hiểu nhầm nghiêm trọng với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, còn có hiện tượng giả danh bác sĩ để quảng cáo sản phẩm sai sự thật, làm xói mòn niềm tin và đe dọa đến sức khỏe cộng đồng.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Cảnh báo hệ luỵ từ trục lợi bảo hiểm

Thông tin một người phụ nữ ở Quảng Nam bị điều tra vì liên quan đến cái chết của con trai và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đã thu hút sự chú ý của dư luận. Sự việc không chỉ khiến nhiều người giật mình mà còn đặt ra cảnh báo về vấn nạn trục lợi bảo hiểm ngày càng phức tạp hiện nay.

Giá tăng đỉnh nóc, vàng SJC một mình một chợ

Sáng nay (17/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Giá vàng SJC lên mốc cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng nhẫn 3,5 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới gần 12 triệu đồng/lượng.

10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực quý I/2025 đều trên 1 tỷ USD, nhóm dẫn đầu đạt trên 20 tỷ USD

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; hàng dệt may; giày dép các loại; gỗ và sản phẩm từ gỗ; phương tiện vận tải và phụ tùng; sắt thép các loại; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; và sản phẩm từ chất dẹo là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong quý I.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý 1/2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2024 và vốn điều lệ Ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Tin vui cho người dùng Internet tại Việt Nam

Tuyến cáp quang biển hoàn toàn mới với băng thông lớn nhất tại Việt Nam đã chính thức được đưa vào vận hành, giúp tăng cường sự ổn định và tốc độ khi kết nối mạng Internet từ Việt Nam đi quốc tế.