Xã hội

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: "Xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế không vùng cấm"

Sáng 23/5, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tiến độ triển khai thực hiện công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong lĩnh vực y tế. 

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, Bộ luôn xác định thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, mỹ phẩm… đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Trong nhiều năm qua, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan đã thường xuyên, liên tục triển khai các hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, hiện nay, việc quản lý các mặt hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội còn nhiều vấn đề mới phức tạp.

Theo Bộ trưởng, nếu không kịp chấn chỉnh, việc này sẽ trở thành khó khăn cho công tác quản lý, đặc biệt lĩnh vực an toàn thực phẩm liên quan đến ba bộ cùng quản lý, việc buôn bán sản phẩm liên quan đến nhiều công đoạn.

Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với Bộ Công an trong chấn chỉnh công tác phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Qua việc phát hiện và xử lý nhiều đường dây, sản phẩm vi phạm, bao gồm cả đội ngũ cán bộ liên quan trực tiếp đến vấn đề này trong thời gian qua, Bộ Y tế cũng nhìn nhận những khó khăn như: công nghệ làm giả ngày càng tinh vi, công nghệ hiện đại bị lợi dụng để sản xuất hàng giả; hoạt động kinh doanh trực tuyến chưa được kiểm soát hiệu quả; việc thanh tra, kiểm nghiệm tại tuyến cơ sở còn hạn chế do thiếu nhân lực và trang thiết bị...

Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý, siết chặt kiểm soát đăng ký, quảng cáo, lưu hành và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời tăng mức xử phạt trong lĩnh vực này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: VGP).

Sẽ truy trách nhiệm cá nhân nếu có dấu hiệu buông lỏng quản lý

Liên quan đến các vụ án bị phát hiện và xử lý gần đây, Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá công tác triển khai hậu kiểm của các địa phương chưa nghiêm. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, liên quan đến mặt hàng do địa phương quản lý, phải tổ chức hậu kiểm, có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo cơ quan cấp trên liên quan.

Bà Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế đang tập trung xây dựng hai nghị định có liên quan về phân định thẩm quyền thực hiện theo chính quyền hai cấp nhằm phân cấp tối đa cho địa phương triển khai nhiệm vụ thực tiễn. Bộ chỉ tập trung xây dựng các văn bản, pháp lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện. Như vậy, vai trò của UBND các tỉnh, thành phố và các Sở Y tế ngày càng lớn hơn.

"Quan điểm xử lý hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực y tế là 'không vùng cấm', 'không ngoại lệ'. Bộ Y tế sẽ truy trách nhiệm cá nhân, tổ chức, người quản lý nếu có dấu hiệu buông lỏng hoặc tiếp tay vi phạm", Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định.

Bên cạnh đó, để góp phần giải quyết tận gốc vấn đề, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị chuyên môn về việc ứng dụng công nghệ nâng cao truyền thông, giúp người dân nhận diện sản phẩm thật.

Trước đó, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế... Những việc này diễn ra trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ kéo dài đến ngày 15/6.

Theo thống kế của Bộ Y tế, từ năm 2020 đến tháng 5 năm nay, đã có hơn 400 cơ sở thực phẩm bị kiểm tra, 198 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt gần 24 tỷ đồng. Riêng năm 2024, ngành y tế đã tổ chức gần 260 đoàn thanh, kiểm tra và ban hành 46 quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dược với tổng tiền trên 2,5 tỷ đồng.

Bộ Y tế đã tăng cường phối hợp liên ngành, ký quy chế phối hợp với Bộ Công an để điều tra và xử lý 31 vụ liên quan đến thực phẩm chức năng giả, chất cấm, giấy tờ giả.

Tại Công điện 65 ban hành ngày 15/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiến hành đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc từ ngày 15/5 - 15/6, sau đó thực hiện sơ kết đánh giá.

Diễn đàn Đầu Tư Việt Nam 2025 - Mid-Year Update do trang thông tin điện tử tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào

Sự kiện quy tụ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia tài chính, các định chế tài chính, đại diện từ các doanh nghiệp, ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí và đông đảo nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.

Trong giai đoạn thị trường có nhiều thay đổi với những tác động chính sách, Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

BTC dành số lượng vé hạn chế cho độc giả VietnamBiz. Vui lòng đăng ký và hoàn thành khảo sát tại đây để xác nhận tham dự.

Các tin khác

Giá vàng bật tăng

Sáng nay (24/5), giá vàng đồng loạt tăng. Hiện giá vàng trong nước cao hơn thế giới trên 15 triệu đồng/lượng.

Vân Đồn chuyển mình, sẵn sàng trở thành đặc khu kinh tế phía Bắc

Một vùng đảo từng lặng lẽ bên vịnh Bái Tử Long, nay đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành tâm điểm chiến lược mới của miền Bắc. Vân Đồn – mảnh đất nơi Đông Bắc Tổ quốc, giờ không chỉ được nhắc đến như một điểm đến nghỉ dưỡng, mà đang được định hình trở thành đặc khu kinh tế ven biển của phía Bắc giai đoạn 2025–2030.

Dragon Capital "chỉ điểm" loạt bom tấn IPO năm 2026: Bách Hóa Xanh, Thaco Auto, TCBS, Vinpearl và nhiều cái tên đáng gờm khác

Trong bản tin hoạt động mới công bố, Dragon Capital nhận định thị trường IPO năm 2026 sẽ bước vào giai đoạn sôi động, với hàng loạt doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn sẵn sàng lên sàn. Đây được xem là làn sóng IPO mới sau nhiều năm trầm lắng, hứa hẹn mang lại sức hút mạnh mẽ cho thị trường chứng khoán Việt Nam.