Phong cách sống

Bỏ ra bộ đĩa cổ hơn 100 triệu, ông lão dựng nên tấm bản đồ Việt Nam có một không hai

Từ UBND xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa, Thanh Hóa), hỏi thăm về gia đình ông Lê Xuân Năm (71 tuổi, thôn Đông Anh Vinh), không ai không biết.

Cũng bởi một phần vì ông Năm nổi tiếng với nghề buôn trâu, bò mát tay nhiều năm trước. Không chỉ vậy, người đàn ông xứ Thanh này còn sở hữu "gia tài" hiếm có ở độ tuổi "thất thập cổ lai hy".

Xuất phát từ tình yêu Tổ Quốc của ông lão

Với sở thích sưu tầm đồ cổ nên nhiều năm qua, vợ chồng ông Năm thường tranh thủ những lúc rảnh rỗi lặn lội đến nhiều nơi tại Thanh Hóa để tìm mua cổ vật. Thậm chí, nhiều lần vợ chồng ông Năm còn cất công ra tận Ninh Bình và một số tỉnh phía Bắc để tìm mua được cổ vật ưng ý.

"Tôi có hứng thú sưu tầm đồ cổ kể từ khi kế thừa kho đồ cổ từ thời ông bà nội để lại. Vì vậy, khi còn buôn bán trâu, bò, tôi thường trích ra một khoản tiền để thỏa niềm đam mê này", ông Năm chia sẻ.

Khoảng những năm 2018, ông Năm nảy sinh ý tưởng tạo dựng bức tranh bản đồ Việt Nam trên bức tường nhà cấp 4 rộng chừng 20m2, vừa được vợ chồng ông bà xây cất lại. Khác với những bức tranh bản đồ Việt Nam thông thường, tác phẩm "để đời" của ông lão xứ Thanh được ghép từ hàng trăm chiếc đĩa cổ, có niên đại từ hàng chục đến hàng trăm năm.

Bức tranh có màu nền chủ đạo gồm xanh và trắng, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Phú Quốc,... được đắp nổi rất sinh động. Đặc biệt, dải đất hình chữ S từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang) được ghép từ những chiếc đĩa cổ, có kích cỡ khác nhau và đều còn khá nguyên vẹn.

Bỏ ra bộ đĩa cổ hơn 100 triệu, ông lão dựng nên tấm bản đồ Việt Nam có một không hai - Ảnh 1.
Bỏ ra bộ đĩa cổ hơn 100 triệu, ông lão dựng nên tấm bản đồ Việt Nam có một không hai - Ảnh 2.
Bỏ ra bộ đĩa cổ hơn 100 triệu, ông lão dựng nên tấm bản đồ Việt Nam có một không hai - Ảnh 3.
Bỏ ra bộ đĩa cổ hơn 100 triệu, ông lão dựng nên tấm bản đồ Việt Nam có một không hai - Ảnh 4.

Ông Năm cho biết, để hoàn thành công trình này, ông đã sử dụng tổng cộng khoảng 200 chiếc đĩa cổ. Ngoài ra, có khoảng 100 chiếc đĩa cổ khác, được ông Năm gắn trên các bức tường bao quanh sân, nhà.

Không chỉ đa dạng về kích cỡ mà họa tiết trên những chiếc đĩa cổ cũng vô cùng sinh động. Chẳng hạn, đĩa họa tiết hình chim phượng, lá lật, đĩa bát quái,... Theo ông Năm, phần lớn những chiếc đĩa cổ gắn trên bức tranh bản đồ Việt Nam được ông mua với giá từ 1-5 triệu đồng/chiếc.

"Xuất phát từ tình yêu Tổ Quốc nên tôi muốn tạo dựng bức tranh bản đồ Việt Nam ngay trên bức tường nhà mình. Đất nước ta thật đẹp với dải đất hình chữ S, vừa có núi, có sông lại vừa có biển cả", ông Năm bộc bạch.

Trên bức tranh của mình, ông Năm tạo 3 điểm nhấn gồm Thủ đô Hà Nội với hình ảnh chùa Một Cột. Trong khi tại phía Nam là bến cảng Nhà Rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Cuối cùng là Đà Nẵng với hình ảnh cá chép hóa rồng, ngụ ý cho khát vọng bay cao, vươn xa.

Ông Năm tiết lộ, bức tranh bản đồ của gia đình mình trị giá khoảng hơn 100 triệu đồng, thời gian hoàn thành chỉ trong một tháng, với chi phí thuê thợ khoảng 20 triệu đồng. Sau khi công trình hoàn thành, rất nhiều người dân địa phương thường xuyên đến gia đình ông để tham quan, chụp ảnh lưu niệm.

Kho báu của ông lão xứ Thanh

Ông Năm cũng từng tham gia quân ngũ, đóng quân tại Quảng Trị những năm 1977. Sau này, khi về phục viên ông Năm xây dựng gia đình rồi gắn bó với nghề buôn bán trâu, bò và làm thêm ruộng tại quê nhà.

Theo ông Năm, ngoài bức tranh bản đồ được ghép từ hàng trăm chiếc đĩa cổ, hiện vợ chồng ông bà còn lưu giữ hàng trăm cổ vật. Trong đó, có bộ lư đồng trúc hóa long, mâm đồng bạch từng có người trả hàng trăm triệu đồng song ông Năm không bán.

Bỏ ra bộ đĩa cổ hơn 100 triệu, ông lão dựng nên tấm bản đồ Việt Nam có một không hai - Ảnh 5.
Bỏ ra bộ đĩa cổ hơn 100 triệu, ông lão dựng nên tấm bản đồ Việt Nam có một không hai - Ảnh 6.
Bỏ ra bộ đĩa cổ hơn 100 triệu, ông lão dựng nên tấm bản đồ Việt Nam có một không hai - Ảnh 7.
Bỏ ra bộ đĩa cổ hơn 100 triệu, ông lão dựng nên tấm bản đồ Việt Nam có một không hai - Ảnh 8.

Đồng hành cùng chồng trong suốt quá trình sưu tầm cổ vật, bà Lê Thị Sáu (68 tuổi, vợ ông Năm) cũng phấn khởi khi tác phẩm "để đời" của vợ chồng ông bà được nhiều người yêu thích mỗi khi ghé thăm.

"Nhiều chuyến đi kéo dài tận 2-3 ngày, nắng nôi vất vả nhưng vợ chồng tôi vẫn quyết tâm đi bằng được. Có những lúc phải vào tận nhà dân mới mua được báu vật yêu thích", bà Sáu nói.

Ông Năm chia sẻ, thời gian tới vợ chồng ông dự định sẽ thuê thợ gắn thêm những chiếc đĩa cổ vào các địa điểm khác trong ngôi nhà của mình.

Với bức tranh bản đồ Việt Nam độc lạ có một không hai này, ông Năm hy vọng con cháu của mình cũng như du khách mỗi khi tham quan sẽ luôn ghi nhớ về những công lao mà cha ông ta đã gầy dựng. Đồng thời, luôn thắm mãi tình yêu đối với quê hương, Tổ Quốc tươi đẹp.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm