Doanh nghiệp

Bình Định đón dự án 1 tỉ USD từ Thụy Điển

Tóm tắt:
  • UBND tỉnh Bình Định ký kết hợp tác với Tập đoàn Syre về dự án tái chế vải polyester.
  • Dự án đầu tư khoảng 1 tỷ USD trên diện tích 20 ha, công suất 250.000 tấn/năm.
  • Mục tiêu xây dựng trung tâm dệt may tuần hoàn, hướng tới phát thải ròng bằng 0.
  • Bình Định cam kết hỗ trợ về pháp lý, phát triển xanh, và nguyên liệu trong nước.
  • Tập đoàn Syre sử dụng công nghệ Mỹ tiên tiến để tái chế phế liệu thành sợi polyester.

Dự án tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1 tỉ USD, triển khai trên diện tích 20 ha, với công suất 250.000 tấn/năm, dự kiến vận hành vào 2028.

Bình Định đón dự án sản xuất tái chế vải 1 tỉ USD từ Thụy Điển- Ảnh 1.

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, ký kết ghi nhớ hợp tác đầu tư dự án tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester với lãnh đạo Tập đoàn Syre (Thụy Điển)

ẢNH: MINH LUÂN

Dự án hướng tới mục tiêu xây dựng tổ hợp tái chế phế liệu ngành dệt may thành sợi vải polyester trên quy mô lớn, góp phần xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu đầu tiên về dệt may tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và EU, theo định hướng phát triển bền vững, đạt mục tiêu phát thải ròng bằng "0" (Net Zero).

Tại lễ ký kết, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch tỉnh Bình Định, ủng hộ các dự án công nghệ cao, phát triển xanh, bảo vệ môi trường. Địa phương sẵn sàng hỗ trợ cùng Tập đoàn Syre tháo gỡ các khó khăn về pháp lý liên quan nhập khẩu nguồn nguyên liệu.

Ông Phạm Anh Tuấn yêu cầu Tập đoàn Syre thực hiện đúng các cam kết về phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn phế liệu trong nước để thực hiện tái chế theo từng giai đoạn.

Bình Định đón dự án sản xuất tái chế vải 1 tỉ USD từ Thụy Điển- Ảnh 2.

Bà Susanna Campbell, Giám đốc Tập đoàn Syre, phát biểu tại buổi ký kết hợp tác

ẢNH: MINH LUÂN

Theo bà Susanna Campbell, Giám đốc Tập đoàn Syre, đối với ngành dệt may, sợi polyester là loại sợi được sử dụng phổ biến nhất. Ngành dệt may hiện nay cần được phát triển trên nền tảng bền vững hơn, và Syre đang triển khai dự án theo định hướng đó. Để góp phần giải quyết bài toán phát triển bền vững của ngành dệt may, tập đoàn này đã mua công nghệ của Mỹ để áp dụng vào tái chế sợi vải polyester.

“Chúng tôi đã nghiên cứu 20 loại công nghệ tái chế dệt may, và công nghệ đang sử dụng là tiên tiến nhất. Công nghệ này cho phép sử dụng phế liệu dệt may để tái chế và sản xuất thành sợi polyester mới”, bà Susanna Campbell cho biết.


Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Có bà mẹ mất con vì ô nhiễm không khí

Đưa ra trường hợp có người mẹ mất con do mắc hen suyễn vì ô nhiễm không khí tại một hội nghị quốc tế mà mình tham dự gần đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho rằng, chúng ta không thể phát triển trên một bầu trời còn khói bụi, cả hệ thống chính trị và cộng đồng phải vào cuộc để giảm thiểu ô nhiễm ở các đô thị lớn.