- BII và ADB hợp tác nhằm tăng cường khả năng tiếp cận nguồn tài trợ để tạo điều kiện thuận lợi cho mua bán hàng hóa xanh
- Thỏa thuận chia sẻ rủi ro sẽ giúp các ngân hàng quốc tế tăng khoản hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng địa phương ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, bắt đầu từ Việt Nam.
- Sự hợp tác này sẽ giải quyết nhu cầu tài trợ kỳ hạn dài hơn để hỗ trợ các dự án liên quan đến khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
HÀ NỘI, Việt Nam, ngày 18 tháng 1 năm 2024 /PRNewswire/ -- Tổ Chức Đầu Tư Quốc Tế Anh (British International Investment (BII)), tổ chức tài trợ phát triển (DFI) và nhà đầu tư tác động của Vương Quốc Anh, và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB), ngân hàng phát triển khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, hôm nay đã thông báo hợp tác để tài trợ lên đến 100 triệu USD cho các giao dịch thương mại xanh trong khu vực. Sự hợp tác này sẽ được quản lý thông qua Chương Trình Tài Trợ Chuỗi Cung Ứng và Thương Mại (TSCFP) của ADB và sẽ tập trung vào năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và năng lượng thông minh với khí hậu để hỗ trợ giao dịch năng lượng và khả năng phục hồi khí hậu của khu vực.
From left: Alistair White, British Deputy Ambassador to the Philippines; Srini Nagarajan, Managing Director and Head of Asia, BII; Suzanne Gaboury, Director General for Private Sector Operations, ADB and Roger Fischer, Executive Director, ADB.
Tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á, hai trong số những khu vực nhạy cảm nhất với biến đổi khí hậu, việc thúc đẩy phát triển thêm lượng năng lượng tái tạo và chuỗi cung ứng là rất cần thiết để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của khu vực.
Thương mại là một phần không thể thiếu trong chương trình này vì thương mại sẽ giúp lưu thông hàng hóa giúp khu vực giảm nhẹ và thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khoảng trống tài trợ thương mại toàn cầu hàng năm ước tính lên đến 2.500 tỷ USD, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp thiếu khả năng tiếp cận nguồn tài trợ cần thiết để mua bán hàng hóa chuyển dịch năng lượng cho các dự án về khí hậu. Hơn nữa, các ngân hàng địa phương hiện đang không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp kỳ hạn dài hơn, đây là yếu tố cần thiết để tài trợ cho hàng hóa của các dự án liên quan đến khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Sự hợp tác giữa BII và ADB nhằm mục đích giảm khoảng trống tài trợ thương mại toàn cầu và giải quyết nhu cầu chưa được đáp ứng về kỳ hạn dài hơn cho các giao dịch xanh. Thỏa thuận chia sẻ rủi ro giữa hai tổ chức sẽ giúp các ngân hàng quốc tế tăng khoản hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng địa phương, đầu tiên là ở Việt Nam, sau đó sẽ mở rộng sang các nước khác được BII và ADB hỗ trợ.
Thỏa thuận này sẽ cung cấp nguồn tài chính quan trọng cho các nhà nhập khẩu địa phương về tấm pin năng lượng mặt trời, tuabin gió, xe điện và hàng hóa nông nghiệp, các sản phẩm này sẽ hỗ trợ khu vực chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn.
Andrew Mitchell, Bộ Trưởng của Vương Quốc Anh phụ trách Phát Triển Châu Phi, cho biết: "Thỏa thuận giữa BII và Ngân Hàng Phát Triển Châu Á sẽ giúp mở khóa tài trợ cho thương mại xanh quan trọng ở Châu Á. Điều này thể hiện phương pháp, thông qua hợp tác cùng nhau, hệ thống tài trợ phát triển có thể huy động các khoản tài trợ tư nhân mà các nước đang rất cần để chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp, có khả năng phục hồi khí hậu."
Srini Nagarajan, Giám Đốc Điều Hành và Trưởng Bộ Phận Châu Á tại BII, cho biết: "BII đặt ưu tiên hàng đầu cho việc hỗ trợ phát triển bền vững ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Khoản tài trợ thương mại xanh sẽ hỗ trợ công tác phát triển chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo và giải quyết nhu cầu cấp thiết về tài trợ kỳ hạn dài hơn trong khu vực. Chúng tôi rất vinh dự được hợp tác với một đối tác mạnh mẽ với kiến thức và mạng lưới rộng ở Châu Á như ADB trong việc thực hiện mục tiêu chung là hỗ trợ khu vực này chuyển đổi năng lượng và xây dựng khả năng phục hồi khí hậu."
Suzanne Gaboury, Tổng Giám Đốc phụ trách Vận Hành Khu Vực Tư Nhân tại ADB, cho biết: "Việc hợp tác với BII sẽ đẩy mạnh công suất TSCFP của ADB nhằm tăng trưởng hơn nữa các chuỗi cung ứng xanh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tập trung vào hàng hóa chuyển đổi năng lượng, một nhân tố quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu."
Cơ Sở Tài Trợ Thương Mại Xanh của BII-ADB sẽ hỗ trợ SDG 7 về Năng Lượng Sạch Giá Cả Phải Chăng và SDG 13 về Hành Động Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu. Giao dịch này được lãnh đạo bởi Freddie Tucker, Giám Đốc Đầu Tư, Tài Trợ Chuỗi Cung Ứng và Thương Mại tại BII.
Ghi chú cho biên tập viên:
Về Tổ Chức Đầu Tư Quốc Tế Anh
- Tổ Chức Đầu Tư Quốc Tế Anh là tổ chức tài trợ phát triển và nhà đầu tư tác động của Vương Quốc Anh
- Tổ Chức Đầu Tư Quốc Tế Anh là đối tác đầu tư đáng tin cậy cho các doanh nghiệp ở Châu Phi, Châu Á và Vùng Caribe.
- Tổ chức này đầu tư để hỗ trợ Sáng Kiến Xanh Sạch của Chính Phủ Vương Quốc Anh và để tạo dựng nền kinh tế hiệu quả, bền vững và toàn diện trong các thị trường của chúng ta.
- Trong giai đoạn 2022-2026, ít nhất 30 phần trăm trong tổng cam kết mới về giá trị của BII sẽ tài trợ cho khí hậu.
- BII cũng là thành viên sáng lập của 2X Challenge đã huy động hơn 16 tỷ USD để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của phụ nữ.
- Công ty có các khoản đầu tư ở hơn 1.470 doanh nghiệp trên 65 quốc giá và tổng tài sản 8,1 tỷ GBP.
- Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: www.bii.co.uk | xem tại đây.
- Theo dõi Tổ Chức Đầu Tư Quốc Tế Anh trên LinkedIn và X.
Chương Trình Tài Trợ Chuỗi Cung Ứng và Thương Mại của Ngân Hàng Phát Triển Châu Á
- Ngân Hàng Phát Triển Châu Á (ADB) hỗ trợ các dự án tại các quốc gia thành viên đang phát triển nhằm tạo tác động kinh tế và phát triển, được phân phối thông qua các hoạt động ở cả khu vực công và tư nhân, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kiến thức.
- TSCFP hoạt động để giúp thương mại và các chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên xanh, có khả năng phục hồi, toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm xã hội.
- TSCFP hỗ trợ các quốc gia trong việc đáp ứng Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững bằng cách lấp đầy các khoảng trống thị trường thông qua việc bảo lãnh, cho vay và các sản phẩm kiến thức.
- Từ năm 2009, TSCFP đã hỗ trợ 57 tỷ USD trong thương mại trên 45.510 giao dịch (60 phần trăm liên quan đến SME).
- Bên cạnh việc cung cấp các khoản bảo lãnh và khoản vay để lấp đầy khoảng trống tài trợ thương mại, Chương Trình Tài Trợ Chuỗi Cung Ứng và Thương Mại (TSCFP) của ADB còn có lịch sử đưa ra các sáng kiến đột phá: Nghiên Cứu Khoảng Trống Tài Trợ Thương Mại Toàn Cầu của ADB; Đăng Ký Thương Mại ICC; Sách Trắng về Tài Trợ Chuỗi Cung Ứng Bậc Sâu; Sáng Kiến Tiêu Chuẩn Kỹ Thuật Số.
- Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: https://www.adb.org/what-we-do/trade-supply-chain-finance-program.
- Theo dõi TSCFP của ADB trên LinkedIn.
Ảnh: https://mma.prnasia.com/media2/2320504/British_International_Investment_1.jpg?p=medium600
Ảnh: https://mma.prnasia.com/media2/2320503/British_International_Investment_2.jpg?p=medium600
From left: Ankita Pandey, ADB; Colin Buckley, BII; Alistair White, British Deputy Ambassador to the Philippines; Srini Nagarajan, BII; Suzanne Gaboury, ADB; Roger Fischer, ADB; Liz Lloyd, BII; Asif Cheema, ADB; Anton Periquet, BII; Dele Olufisan, BII; Cherrie Nuez, British Embassy and Benjamin Sandstad, ADB.