Xã hội

Biến động toàn cầu gia tăng, Việt Nam duy trì sức hút FDI bằng cách nào?

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong nửa đầu năm 2025, cả số lượng dự án đầu tư mới, số lượt điều chỉnh vốn và giao dịch vốn góp, mua cổ phần đều tăng, phản ánh rõ nét niềm tin ngày càng được củng cố của nhà đầu tư FDI đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Niềm tin ngày càng được củng cố 

Cuối tháng 4 vừa qua, Nestlé đã có thông báo về việc gia tăng vốn đầu tư tại Việt Nam, với số tiền gần 1.900 tỷ đồng dành cho việc mở rộng Nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai, nâng tổng vốn đầu tư giai đoạn 2024-2025 đạt hơn 4.300 tỷ đồng. Nhờ vào dự án mở rộng này, tổng số vốn đầu tư của Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã vượt mốc 20.200 tỷ đồng.

Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam cho biết, khoản đầu tư lần này là sự đầu tư mở rộng hoạt động, thể hiện cam kết dài hạn về việc đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình. Trong thời gian tới, Nestlé sẽ tiếp tục đầu tư nguồn vốn, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và góp phần vào sự phát triển toàn diện của Việt Nam.

“Không chỉ là sự đầu tư mở rộng hoạt động, đây còn là cam kết dài hạn về việc đồng hành cùng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư phát triển nguồn vốn con người, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, tăng trưởng xanh và góp phần vào sự phát triển toàn diện của Việt Nam trong giai đoạn mới”, ông Binu Jacob khẳng định.

Trước đó, ngay từ đầu năm, Công ty Samsung Display (Hàn Quốc) đã đăng ký bổ sung vốn đầu tư thêm 1,2 tỷ USD vào nhà máy sản xuất màn hình OLED tại Bắc Ninh ngay từ những ngày đầu năm 2025, với mục tiêu biến Việt Nam trở thành “cứ điểm” sản xuất các loại màn hình thế hệ mới của Samsung toàn cầu.

Cùng thời gian, Công ty LG Display (Hàn Quốc) quyết định mở rộng dự án sản xuất màn hình OLED ở Khu công nghiệp Tràng Duệ tại Hải Phòng, khi tăng tổng vốn đầu tư thêm 1 tỷ USD, từ 4,65 tỷ USD lên thành 5,65 tỷ USD.

Tiếp đến, vào giữa tháng 2, Công ty Samsung Electro - Mechanics Việt Nam (Hàn Quốc) đăng ký tăng vốn đầu tư vào nhà máy Samsung Electro - Mechanics tại Thái Nguyên thêm 920 triệu USD, từ 1,35 tỷ USD lên thành 2,27 tỷ USD

Nhìn nhận những xu hướng này, ông Kim Nyoun Ho, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam đánh giá, việc Việt Nam giữ vững sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế cũng như nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh là điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư của Hàn Quốc.

Nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng chỉ sau 3 năm đầu tư đã có thể đưa nhà máy vào vận hành hoặc thời gian xử lý hồ sơ hiện nay đã giảm một nửa so với trước đây. Các cơ quan chức năng không chỉ phản hồi nhanh chóng trong quá trình xử lý thủ tục đầu tư, hành chính, mà khi có phát sinh vướng mắc, các sở, ngành liên quan cũng luôn phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ và giải quyết rất kịp thời, hiệu quả.

“Những cải cách hành chính thiết thực như vậy giúp tiết kiệm đáng kể thời gian. Quan trọng hơn, điều này còn góp phần củng cố niềm tin lâu dài của cộng đồng doanh nghiệp đối với các chính quyền địa phương, tạo nền tảng thuận lợi để thu hút thêm nhiều dự án FDI chất lượng cao trong tương lai”, ông Kim Nyoun Ho nêu rõ.

Ông Kim Nyoun Ho, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)

Môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện

Tại công bố Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam 2024 cuối tháng 4, GS.TS Nguyễn Mại, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài dự báo trong năm 2025, thu hút FDI của Việt Nam vẫn có nhiều tín hiệu tích cực với lợi thế về kinh tế, thương mại và đầu tư.

Dẫn kết quả của Khảo sát năm 2024 của Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), ông Mại cho biết làn sóng dịch chuyển của các doanh nghiệp Nhật Bản từ trong nước và từ Trung Quốc sang các nước ASEAN gia tăng rõ rệt, trong đó số lượng lớn sang Việt Nam. Trong tổng số 176 trường hợp dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang ASEAN có 90 trường hợp dịch chuyển sang Việt Nam. 

Còn theo đánh giá của Eurocham, dù đối mặt với những biến động quốc tế và một số trở ngại nội tại tạm thời trong tiến trình cải cách, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu vẫn duy trì niềm tin mạnh mẽ vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam với gần 3/4 lãnh đạo doanh nghiệp (72%) cho biết họ sẵn sàng giới thiệu Việt Nam là điểm đến đầu tư .

Đặc biệt, để tiếp tục thu hút FDI trong giai đoạn mới với sự dẫn dắt của xu thế xanh, công nghệ và số hóa, trong những năm gần đây, Quốc hội, Chính phủ đã tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các luật đã có, kịp thời ban hành một số luật mới để thích ứng với linh tế số, kinh tế tuần hoàn, Nghị định về thực thi thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam. 

“Việt Nam đang được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI nhờ thể chế và môi trường đầu tư ngày càng được hoàn thiện; nền tảng chính trị ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế  khá cao”, ông Mại nêu rõ. 

GS.TS Nguyễn Mại, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước. (Ảnh: Nguyễn Ngọc)  

Trong năm 2025, mục tiêu thu hút vốn FDI đăng ký vào Việt Nam là 35 - 40 tỷ USD, vốn thực hiện vẫn đặt mục tiêu 27 - 28 tỷ USD. Tuy nhiên, tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Tài chính thừa nhận sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn này trong những tháng cuối năm.

Thứ nhất, các tổ chức quốc tế và các định chế ngân hàng, tài chính đều đánh giá khả năng gia tăng xác suất suy giảm kinh tế toàn cầu và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế. Theo đó rất nhiều tổ chức đều hạ mức tăng trưởng kinh tế  toàn cầu, điều này chắc chắn có ảnh hưởng đến Việt Nam.

Thứ hai, chính sách thuế của Mỹ áp dụng không chỉ cho Việt Nam mà cho tất cả các quốc gia. Đây cũng là yếu tổ ảnh hưởng lớn nhất đến tâm lý, môi trường kinh doanh cũng như triển vọng đầu tư kinh doanh.

Vì vậy,  Bộ Tài chính đã và đang thực hiện rất nhiều giải pháp, trong đó có làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư lớn để xúc tiến thực hiện, cụ thể hóa các dự án rất lớn về đầu tư nước ngoài. 

"Với nỗ lực của Chính phủ, chắc chắn chúng ta duy trì được niềm tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp", Thứ trưởng tin tưởng. 

Các tin khác

Doanh nghiệp nợ cổ tức hơn chục năm

Theo lịch chốt quyền để trả cổ tức, Công ty CP Sông Đà 12, Công ty CP Sông Đà 4, Công ty CP Simco Sông Đà… đang nợ tiền cổ tức của cổ đông, phải xin gia hạn chi trả nhiều lần.

3 thực phẩm màu trắng gây hại thận

Các bệnh liên quan đến thận ngày càng xuất hiện nhiều, gây lo lắng cho người bệnh, dưới đây là 3 thực phẩm màu trắng gây hại thận.

Giá vàng tuần này được dự báo giảm theo giá vàng thế giới

Sáng nay (7/7), giá vàng thế giới quay đầu giảm. Giá vàng trong nước vẫn neo cao với gần 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và gần 119 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn. Giá vàng trong nước được dự báo sẽ giảm trong tuần này.

Giá vàng sẽ đi về đâu trong ngắn và trung hạn?

Bất chấp dữ liệu việc làm mạnh mẽ từ Mỹ, giá vàng vẫn giữ được đà tăng nhẹ trong tuần qua nhờ lo ngại về nợ công và địa chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, giới chuyên gia Phố Wall vẫn chia rẽ về hướng đi của vàng trong ngắn hạn, trong khi nhà đầu tư cá nhân tiếp tục nghiêng về xu hướng tăng.

6/34 địa phương tăng trưởng GRDP trên 10% trong nửa đầu năm

Trong 6 tháng đầu năm, có 19/34 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nước. Trong đó, có 6 địa phương có mức tăng trưởng trên 10%, gồm Quảng Ngãi đạt 11,51%, Hải Phòng 11,20%, Quảng Ninh 11,03%, Ninh Bình 10,82%, Bắc Ninh 10,47% và Phú Thọ 10,09%.

Cuối năm nay có xảy ra "sốt" đất?

Giá bất động sản tiếp tục tăng cao khiến nhiều người lo ngại về việc sẽ xảy ra một cơn "sốt" đất vào cuối năm nay.