Hầu hết mọi người dành mọi lúc trong một ngày làm việc để cố gắng theo kịp tiến độ và danh sách việc cần làm - tham gia các cuộc họp, trả lời email, chạy đua để hoàn thành thời hạn.
Điều này khiến chúng ta khó dành thời gian để khai phá những ý tưởng mà chúng ta quan tâm hoặc học các kỹ năng mới. Và trong thời đại không thể đoán trước được việc gì sắp tới và ngành nghề chúng ta sẽ phát triển như thế nào thì việc nâng cao chuyên môn sẽ đem lại cho chúng ta lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo mình luôn dẫn đầu?
“Chúng tôi khuyến khích nhân viên của mình, ngoài các dự án thông thường của họ, dành 20% thời gian để làm việc mà họ cho rằng sẽ có lợi nhất cho Google”, hai nhà sáng lập Sergey Brin và Larry Page viết trong một bức thư: “Điều này giúp cho các nhân viên sáng tạo và đổi mới hơn. Rất nhiều trong số những cải tiến quan trọng của chúng tôi (giống như AdSense và Google News) đã được phát triển theo cách thức này”.
Điều này chắc chắn nói thì dễ hơn làm, nhưng sẽ không ai tự nhiên trao cơ hội phát triển cho bạn; bạn cần chủ động tìm kiếm điều đó.
Dưới đây là cách thực hiện:
1. Xác định rõ ràng những gì bạn muốn học
Chìa khóa ở đây là bạn hãy càng cụ thể càng tốt về kỹ năng muốn xây dựng. Vì vậy, thay vì tham gia 10 khóa học về 10 chủ đề khác nhau, hãy thành thạo nhất có thể một kỹ năng. Theo thời gian, bạn sẽ thấy bản thân cải thiện nhanh hơn và điều này sẽ là động lực để bạn tiếp tục hơn nữa. Và những kiến thức chuyên môn thực sự - ví dụ, khi viết một bài bán hàng tuyệt vời hoặc học được một ngôn ngữ lập trình mới – điều này có thể giúp nâng cao giá trị của bạn đối với nhà tuyển dụng hoặc giúp bạn có thêm một nguồn thu nhập bên ngoài.
Quy tắc "20% thời gian" là một khái niệm được nhiều người biết đến khi Google niêm yết vào năm 2004. Ảnh: kengz |
2. Chiến thắng - ngay cả khi bạn thua cuộc
Đây là cách cuối cùng để đảm bảo 20% thời gian của bạn không bị lãng phí. Tìm ra lợi ích tối thiểu bạn sẽ nhận được từ một tình huống hoặc cơ hội nhất định, ngay cả khi bạn không gặp trở ngại gì.
Đó có thể là cơ hội tiếp cận với một lĩnh vực mới, một ngành nghề mới hoặc thực hành các kỹ năng có giá trị như thuyết trình trước đám đông và khả năng giao tiếp rõ ràng.
Nếu kết quả tối thiểu đó là tự mình cảm thấy ổn thì một dự án mới có thể là một “sự đánh cược tốt”.
3. Hãy linh hoạt và cam kết
Duy trì kỉ luật “Quy tắc 20%” thời gian của bạn cũng giống như duy trì một chế độ ăn kiêng: Có kỷ luật là tốt, nhưng đôi khi bạn cần phải linh hoạt và thay đổi quy tắc cho phù hợp.
Gặp khách hàng hoặc tham gia các cuộc họp đột xuất có thể khiến bạn không dành thời gian đã phân bổ trong lịch của mình, và điều đó không sao - miễn là bạn quyết định lên lịch lại và giữ đúng cam kết đó.
Vấn đề không phải là bạn phải thực hiện điều này trong 20% thời gian của mình vào mỗi chiều thứ năm; mà đó sẽ là một quy tắc được thực hiện theo thời gian.
4. Tìm cách làm mọi việc trở nên thú vị
Cần nỗ lực để bảo vệ “Quy tắc 20%” thời gian và sẽ khó hơn rất nhiều để duy trì ý chí nếu tất cả những gì bạn đang làm là “một kho bài tập” và các buổi thực hành nghiêm túc.
Bạn có thể cần một ý chí mạnh mẽ và thực hiện định kỳ vì trong bất kỳ lĩnh vực nào bạn sẽ cần phải vượt qua một số thử thách. Tuy nhiên, nếu bạn luôn gặp khó khăn trong công việc hoặc đó là nhiệm vụ duy nhất mà bạn phải làm, bạn có thể chán nản, thất vọng và muốn bỏ việc.
Có rất nhiều cách để khiến 20% thời gian của bạn trở nên thú vị, chẳng hạn như nghe sách nói trong khi đi dạo, phỏng vấn thông tin với đồng nghiệp trong một bữa trưa ngon miệng hoặc tham gia một khóa học với bạn bè.
5. Thực hiện trong một thời gian dài
Cũng giống như đầu tư vào thị trường chứng khoán, khi bạn đầu tư 20% thời gian vào các dự án của mình, sức mạnh của lãi kép là rất lớn. Những gì thoạt đầu có vẻ nhỏ nhặt và vô nghĩa có thể giúp bạn tạo ra khoảng cách lớn giữa bạn và đối thủ cạnh tranh.
Món quà của “Quy tắc 20%” thời gian, đặc biệt là được suy nghĩ trong nhiều năm, là ngay cả khi cuối cùng chúng ta thay đổi kế hoạch hoặc quyết định chọn một hướng đi khác, thì những bước nhỏ chúng ta thực hiện bây giờ sẽ gộp lại theo thời gian và cho chúng ta nhiều lựa chọn hơn trong tương lai.
Tác giả của bài viết là Dorie Clark, một nhà chiến lược tiếp thị và giảng viên tại Trường Kinh doanh Fuqua (Fuqua School of Business) của Đại học Duke (Duke University). Bà là tác giả của cuốn The Long Game: How to Be a Long-Term Thinker in a Short-Term World.