Kỹ năng sống

Bị đồng nghiệp cướp công, nên làm gì cho ngầu?

Trong môi trường làm việc luôn tồn tại hai loại người:

Có những người chỉ thích khoe thành quả và công lao với lãnh đạo. Nhưng cũng có những người chỉ thích lặng lẽ và âm thầm làm việc. Những người này thường không quan tâm người khác nói gì, không cần biết sếp có biết đến sự tồn tại của mình hay không. Bởi họ tin rằng, chỉ cần bản thân cố gắng, sớm muộn cũng sẽ được lãnh đạo công nhận.

Một cậu bạn từng kể với tôi câu chuyện thế này:

Anh ta cùng một cô đồng nghiệp phụ trách việc sắp xếp hồ sơ của công ty. Mặc dù khối lượng công việc rất nặng nhưng cô bạn kia lại thường xuyên bỏ việc, đến các phòng ban khác uống trà tán gẫu. Điều khiến anh cực kỳ khó chịu ở chỗ, sau khi đi chơi về còn hắng giọng như sếp hỏi anh: "Công việc làm đến đâu rồi?"

Bị đồng nghiệp cướp công, nên làm gì cho ngầu? - Ảnh 1.

Hình mình họa

Anh vốn là người làm việc có nguyên tắc và trách nhiệm, hùng hục tăng ca mấy tiếng mới xử lí xong hàng trăm bộ hồ sơ. Ấy vậy mà khi công việc sắp hoàn thành, cô bạn không biết liêm sỉ kia đã viết bản báo cáo chi tiết về quá trình làm việc rồi nộp cho lãnh đạo. Đương nhiên cô ta được sếp khen ngợi vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Điều này đưa ra một câu hỏi: Chúng ta có nên học cách "cướp công" của người khác hay không?

Đáp án là, đương nhiên phải học!

Tại sao vậy?

Chúng ta đều hi vọng môi trường làm việc là nơi công bằng, nơi có những vị lãnh đạo thông minh sáng suốt và không thiên vị. Như vậy, chúng ta sẽ không phải mất thời gian vào những mối quan hệ phiền toái và có thể tập trung hoàn thành tốt công việc của mình.

Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi, đa số các nhà lãnh đạo nơi làm việc thường không khôn ngoan như vậy, thậm chí còn vô cùng ngốc nghếch. Những nhân viên dẻo miệng, biết ăn nói khôn khéo, giỏi giành công công sẽ luôn được sếp ưu ái nhiều hơn.

Nơi đây không phải trường học. Ở trường, chỉ cần bạn cắm đầu cắm cổ vào học, chắc chắn sẽ có được thành tích cao. Nhưng để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nơi làm việc, bắt buộc bạn phải học cách quan sát, giao tiếp và báo cáo kịp thời. Hay nói cách khác chính là để người khác biết đến sự hiện diện và tồn tại của bản thân.

Bị đồng nghiệp cướp công, nên làm gì cho ngầu? - Ảnh 2.

Hình mình họa

Lãnh đạo chắc chắn sẽ không thể nắm được hàng ngày nhân viên của mình đi đâu, làm gì. Bởi vậy, bạn không tranh công trước chỉ e không được trọng dụng mà thôi. Và rồi sau đó lại cắn răng uất ức: tại sao tôi chăm chỉ nỗ lực như vậy, đến cuối cùng thăng chức lại là người khác?

Đừng trách lãnh đạo không có mắt nhìn người, trên thực tế đại đa số nhà lãnh đạo đều như vậy. Họ chỉ đánh giá qua kết quả mà ít khi nhìn vào quá trình cố gắng của bạn.

Nếu bạn chỉ thích làm một "học sinh ngoan" ngồi im trong bàn làm việc của mình, không chủ động "cướp công", vậy mọi công sức chắc chắn sẽ bị chôn vùi, thậm chí còn bị người khác cướp mất.

Do đó muốn sinh tồn, bắt buộc bạn phải "thấm" được những quy tắc tất yếu nơi làm việc. Nếu không sẽ chỉ là "con lừa ngu ngốc" để người khác lợi dụng mà thôi.

Nên quan sát và học hỏi những đồng nghiệp giỏi "tranh công"

Trong nguyên tắc sinh tồn nơi làm việc, có một loại năng lực vô cùng quan trọng, đó chính là khả năng lĩnh hội.

Công việc mà bạn vất vả hoàn thành lại bị đồng nghiệp cướp công, thậm chí anh ta còn được sếp yêu quý và tin tưởng hơn. Gặp phải trường hợp như vậy, thay vì bức xúc phẫn nộ, tại sao bạn không đổi một cách nghĩ khác: lấy đối phương làm gương để học hỏi và cải thiện những thiếu sót của bản thân.?

Tranh công thực chất là một cách để thể hiện giá trị của chính bạn

Các nhà lãnh đạo thường thích những nhân viên năng động, hoạt bát, giỏi giao tiếp và nộp báo cáo đúng hạn. Bạn có từng nghĩ, bản thân đã cống hiến rất nhiều mà lãnh đạo không hề biết, vậy chẳng nhẽ bạn không hề có trách nhiệm gì ư?

Có thể bước vào môi trường làm việc chứng tỏ bạn không hề ngốc. Hãy biết học cách quan sát, học hỏi và bắt chước. Trên cơ sở duy trì nguyên tắc làm việc cơ bản, chỉ cần để ý hơn, quan sát mọi người xung quanh nhiều hơn, bạn sẽ biết được bản thân nên làm gì tốt nhất và có lợi nhất.

Bị đồng nghiệp cướp công, nên làm gì cho ngầu? - Ảnh 3.

Hình mình họa

Đừng ngại học cách dùng báo cáo để tranh công. Rất nhiều người đang hiểu sai về việc báo cáo công việc, cho rằng chỉ báo cáo kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, trên thực tế, báo cáo được chia làm 3 giai đoạn: phương án và kế hoạch; tiến trình và khó khăn; cuối cùng là kết quả và thành tích.

Cùng với việc học cách "tranh công", quan trọng hơn vẫn phải phải nỗ lực để "lập công"

"Tranh công" nhất định phải có chừng mực. Bạn không thể ngày nào cũng mang những việc cỏn con rồi chạy đến chỗ sếp để báo cáo, bởi như vậy sẽ khiến đối phương vô cùng khó chịu.

Cũng đừng bao giờ biến mình thành "kẻ hai mặt", chăm chỉ năng nổ trước mặt sếp nhưng sau lưng lại trì hoãn và lười biếng. Bạn càng không nên giành hết việc về phía mình, bởi lâu dài chỉ khiến mối quan hệ với đồng nghiệp trở nên tồi tệ hơn mà thôi.

Do vậy mới nói, nỗ lực lập công là con đường nhanh nhất để giành được sự tin tưởng của lãnh đạo. Thay vì cả ngày phải đau đầu nghĩ cách làm thế nào để có được sự ưu ái của sếp, làm thế nào để tranh công với đồng nghiệp, chi bằng hãy nỗ lực hoàn thiện bản thân, cố gắng hết mình để giành được thành tích xuất sắc.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm