Gần đây, bộ phim mang tên Squid Game (Trò chơi con mực) đang không ngừng gây sốt công đồng mạng. Tại sao bộ phim này lại trở nên hot như vậy?
Đây là bộ phim hư cấu xây dựng một hệ thống trò chơi diễn trong căn phòng kín. Thoạt nhìn, đó chỉ là việc tái hiện lại những trò chơi thời thơ ấu như tách kẹo, kéo co, bắn bi... Tuy nhiên thực chất, đó lại là cuộc thi giết người vô cùng tàn bạo.
Trò chơi đèn đỏ, đèn xanh trong bộ phim
Nhân vật Seong Gi-hun là một người đàn ông thất nghiệp, bị vợ bỏ và nghiện cờ bạc. Anh chọn tham gia trò chơi bởi tâm lý nửa tò mò, nửa ôm hi vọng mong muốn thay đổi cuộc đời. Tuy nhiên sau khi bước chân vào trò chơi, anh ta dần trở thành con người xấu xa mà chính bản thân mình cũng không ngờ được.
Có những lúc, quy tắc của trò chơi khiến người ta liên tưởng đến những thảm kịch trong lịch sử.
Ví dụ như âm thầm cho phép, thậm chí còn cổ vũ các thí sinh tham gia tự chém giết lẫn nhau để loại bỏ những kẻ yếu trước. Những thủ đoạn dã man như vậy ngày càng lấn át đi thứ gọi là "tình người", khiến người xem không khỏi bàng hoàng tự hỏi, tại sao con người ta có thể làm ra những hành động độc ác như vậy? Đồng thời, bộ phim cũng khiến chúng ta phải suy ngẫm, con người và ác quỷ, rốt cuộc khác nhau bao xa?
Khởi nguồn từ hiệu ứng "The Lucifer Effect", lương thiện cũng có thể trở thành ác quỷ
Chúng ta thường ít khi quan tâm nhiều đến ác quỷ, bởi nó dường như vô cùng xa lạ với cuộc sống đời thường.
Để "nghiên cứu sâu hơn về mặt tối của con người", nhà tâm lý học người Mỹ Philip Zimbardo đã tiến hành cuộc thí nghiệm "nhà tù Stanford" gây nhiều tranh cãi: cải tạo một tòa nhà trong trường học thành nhà tù, để các sinh viên lần lượt vào diễn vai phạm nhân và cai ngục. Hơn 30 năm sau, trong cuốn sách "The Lucifer Effect", ông Zimbardo đã phân tích và công bố những phát hiện của mình.
Thí nghiệm nhà tù Stanford - Ảnh mình họa
Điều khiến ông bất ngờ đó là, cuộc thí nghiệm tiến hành chưa đến một nửa đã rơi vào trạng thái gần như mất kiểm soát, xuất hiện những hành vi ngược đãi, hành hạ tù nhân. Những sinh viên vốn "ngoan hiền" sau khi hóa thân thành cai ngục liền trở thành những "con quỷ" tàn bạo, buộc cuộc thí nghiệm phải dừng lại chỉ sau 6 ngày tiến hành.
Ngược lại, những sinh viên đóng vai tù nhân lại nhanh chóng nhập vai, chịu sự phục tùng và sai khiến của cai ngục. Ông khẳng định, cái ác chưa chắc đã tồn tại sẵn trong tâm tính của những kẻ xấu. Môi trường ác liệt cũng sẽ ngầm sản sinh ra vô vàn những "con quỷ", khiến người tốt có thể làm ra những việc trái lương tâm đạo đức.
"Trò chơi con mực" thử thách lòng người: suy ngẫm về cái thiện và cái ác trong thế giới ảo
Điều đáng nói ở đây, chúng ta chỉ cần thay đổi góc nhìn sẽ có thể phát hiện rằng, từ một người xem "rò chơi con mực", bản thân đã vô tình trở thành người tham gia vào trò chơi sinh tồn đó.
"Tôi muốn xem một cuộc chiến tàn khốc hơn!"; "hai người chỉ có thể sống một, đôi vợ chồng kia sẽ làm thế nào?". Đây là những tâm lý thường xuyên xuất hiện ở người xem. Tác giả đã lợi dụng chính sự khúc xạ trong bóng tối này để khán giả có thể nhìn thấy sự hạn chế trong chính con người mình.
So với "Trò chơi con mực", trò chơi sinh tồn của Ba Lan mang tên "This War of Mine" càng giúp cho người xem có trải nghiệm thực tế sâu sắc hơn. Đây là trò chơi được xây dựng dựa trên bối cảnh chiến tranh. Trong vai những thường dân may mắn sống sót, người chơi phải tìm mọi cách để mình cùng người thân sống sót đến ngày cuối cùng. Do vậy, việc kiếm vật dụng trở thành nhiệm vụ quan trọng nhất trong game.
Có những người mẹ phải quỳ lạy trong cơn gió tuyết xin bạn đồ ăn để cứu đứa con sắp chết đói; có những ông lão có thuốc giữ mạng nhưng không tình nguyện cứu người khác, bởi cho cũng đồng nghĩa với việc ông ta sẽ chết... bản chất của trò chơi này chính là: ở một nơi cực đoan khác xa với xã hội bình thường, nếu muốn sinh tồn, nâng cao tỷ lệ sống sót, bắt buộc bạn phải đóng vai kẻ ác và hi sinh người khác.
Vậy rốt cuộc, bản chất sinh tồn của con người liệu có thể dung hòa được với lòng nhân ái hay không? Việc người chơi đưa ra sự lựa chọn chỉ là một phần, điều quan trọng bạn phải học cách giữ được sự lương thiện, cảnh giác với cái ác thông qua thế giới ảo. Đó mới chính là trải nghiệm quý giá nhất của trò chơi.
Dám chống lại những hành động vô nhân đạo mới là người dũng cảm
Nhân vật Seong Gi-hun và Oh Il-nam trong bộ phim "trò chơi con mực"
Cách đây 30 năm, bộ phim của Mỹ "Kẻ chạy trốn" được công chiếu tại Trung Quốc đã gây chấn động một thời vì độ gay cấn và kích thích của nó. Schwarzenegger đóng vai một anh hùng gan dạ, đánh bại một loạt những đối thủ thích tàn sát, chẳng hạn như "sát thủ trường băng", "người điên"...
Các bộ phim này dường như đều có điểm tương đồng. Trong thời khắc mấu chốt, nhân vật chính sẽ lựa chọn liều mạng chống lại những quy tắc vô lí đã đặt ra. Chính nhờ sự kháng cự quyết liệt và kịp thời này, các nhân vật mới có thể giữ được phẩm chất lương thiện vốn có của mình.
Trong môi trường ác liệt, đa số con người sẽ bị phục tùng hoặc cám dỗ làm những việc không nên làm. Chỉ có dám đứng lên chống lại những nguyên tắc vô nhân tính, dám phản kháng những hành động trái với luân thường đạo lý, đó mới được coi là những con người dũng cảm và lương thiện.
Bộ phim "trò chơi con mực" như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở người xem hãy cảnh giác trước sự thâm hiểm của lòng người và sống với chính sự lương thiện của bản thân mình.