Dinh dưỡng

Béo phì kèm tê bì tay chân về đêm có nguy hiểm không?

Tóm tắt:
  • Nguyễn Thị Minh có chỉ số BMI 32.8, tương đương béo phì độ hai.
  • Tê bì chân tay và yếu cơ có thể liên quan đến bệnh lý cột sống hoặc tiểu đường type 2.
  • Tình trạng kéo dài có thể suy giảm chức năng vận động và tổn thương dây thần kinh.
  • Cần kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm để sàng lọc đái tháo đường và thoái hóa cột sống.
  • Phát hiện sớm giúp điều trị kịp thời, kiểm soát cân nặng và biến chứng từ béo phì.

Những dấu hiệu này liên quan đến thừa cân không, có nguy hiểm? (Nguyễn Thị Minh, 48 tuổi, Hà Nội)

Trả lời:

Với cân nặng và chiều cao như trên, chỉ số BMI của bạn là 32.8 tương đương béo phì độ hai. Triệu chứng như tê bì, yếu tay có thể liên quan đến bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc biến chứng thần kinh ngoại vi do rối loạn chuyển hóa cụ thể là bệnh đái tháo đường type 2. Những tình trạng này là biến chứng do thừa cân, béo phì gây ra.

Cụ thể, triệu chứng tê bì tay chân về đêm, yếu cơ tay, cảm giác như kim châm ở bàn chân thường do bệnh lý thoái hóa cột sống cổ hoặc thắt lưng, thường gặp ở người trung niên thừa cân. Khi đốt sống thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm, các rễ thần kinh chạy dọc cột sống bị chèn ép. Nếu tổn thương xảy ra ở đốt sống cổ, người bệnh thường có biểu hiện ở tay (tê, yếu, cầm nắm khó). Nếu tổn thương ở thắt lưng, triệu chứng dễ lan xuống chân gây tê bì, cảm giác kiến bò, kim châm, yếu cơ khi đi lại. Tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng cách có thể gây suy giảm chức năng vận động.

Bác sĩ Ngọc kiểm tra tình trạng sức khỏe cho một người bệnh béo phì. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Ngọc kiểm tra tình trạng sức khỏe cho một người bệnh béo phì. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường type 2 do chỉ số BMI cao. Người bệnh đái tháo đường thường có triệu chứng khát nhiều, tiểu nhiều, sụt cân. Tê bì tay chân, cảm giác như kim châm, nóng rát hoặc mất cảm giác nhẹ ở đầu chi là biểu hiện sớm của biến chứng thần kinh ngoại vi do đái tháo đường type 2. Nếu không kiểm soát tốt đường huyết, các dây thần kinh ngoại vi có nguy cơ tổn thương nặng nề, dẫn tới mất cảm giác, loét chân không đau, nguy cơ nhiễm trùng hoặc hoại tử chi khi không can thiệp sớm.

Bạn nên đến chuyên khoa nội tiết để được bác sĩ kiểm tra, chỉ định các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết như định lượng glucose máu và HbA1c nhằm sàng lọc đái tháo đường, tiền đái tháo đường. Bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ và thắt lưng để đánh giá mức độ thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, tổn thương thần kinh... Phát hiện sớm các tình trạng sức khỏe (nếu có) giúp người bệnh được điều trị kịp thời, góp phần kiểm soát cân nặng và các biến chứng do béo phì gây ra.


Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát cân nặng và điều trị béo phì
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp

Các tin khác

Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đề kháng thế nào?

TS.BS Phạm Lê Duy, Giảng viên bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh - Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hệ tiêu hóa khỏe góp phần xây dựng hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, trong đó có virus cúm.

Trước khi sục sôi vì thông tin sáp nhập, bất động sản Bình Dương vốn vững vàng thế “ba chân”

“Giá trị thực” của bất động sản không phụ thuộc vào việc thổi bùng tâm lý hay đón đầu nhất thời bởi một thông tin mới. Nhìn từ thị trường Bình Dương để thấy, nếu không đủ độ vững về hạ tầng, tiện ích, phát triển kinh tế khu vực, khả năng kéo dân... thì có lẽ nơi đây đã không được nhắc nhiều đến thế trong bức tranh bất động sản phía Nam.