Sức khỏe

Bệnh viện Hà Nội ghi nhận số ca Covid-19 tăng

Cụ thể, từ 1-15/5, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận 12 ca, đang điều trị nội trú 6 người. Bên cạnh đó là 19 ca mắc sốt xuất huyết và 18 trường hợp mắc tay chân miệng. Tình hình tương tự tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.

Đại diện hai bệnh viện cho biết số ca mắc các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 có xu hướng gia tăng trong thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao. Riêng số bệnh nhân Covid giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn ghi nhận một số trường hợp diễn biến nặng, nhất là ở nhóm người già, có bệnh nền hoặc chưa tiêm đủ vaccine. Nơi này đã thiết lập khu cách ly riêng biệt cho từng nhóm bệnh, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, sàng lọc và phân luồng bệnh nhân ngay từ đầu.

Tương tự, TS.BS Đỗ Thị Thúy Nga, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Hà Nội, cho biết số trẻ nhập viện do Covid-19 tăng hai tuần qua, nhưng bệnh chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Từ đầu tháng 5, nơi này tiếp nhận khoảng 20 ca mỗi ngày, hiện có 14 trẻ điều trị. Riêng ngày 19/5, có 18 trẻ nhập viện.

Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận số bệnh nhân Covid-19 tăng, đa số có triệu chứng tương tự cảm cúm hoặc viêm phổi thông thường.

Còn tại TP HCM, Sở Y tế ghi nhận 29 ca Covid-19, tăng 6 ca so với trung bình 4 tuần trước đó. Đầu năm đến nay, TP HCM ghi nhận 79 trường hợp, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (322 ca), chưa ghi nhận ca bệnh nặng. Từ giữa tháng 4 số ca Covid-19 hàng tuần có dấu hiệu tăng khá rõ rệt, song thành phố chưa ghi nhận các ổ dịch.

Sở Y tế TP HCM yêu cầu HCDC giám sát diễn biến dịch Covid-19, biến thể Omicron mới là XEC, các cơ sở khám chữa bệnh rà soát và chủ động kế hoạch thu dung, điều trị.

Theo văn bản khẩn Sở Y tế gửi các đơn vị về triển khai phòng, chống dịch Covid-19 ngày 21/5, đơn vị này vừa tổ chức họp với lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Nhi đồng 1, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (OUCRU) cùng các chuyên gia truyền nhiễm nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh.

Ngành y tế nhận định chủng Omicron XEC không phải là biến chủng mới xuất hiện, được phát hiện từ tháng 6/2024 và hiện đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Omicron XEC được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm nguy cơ thấp - biến chủng cần được theo dõi.

Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân Covid đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân Covid đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết Covid-19 là bệnh lưu hành với số ca mắc tăng giảm theo chu kỳ. Dịch vẫn tồn tại trong cộng đồng với các ca rải rác, nhưng chưa ghi nhận trường hợp chuyển nặng hay tử vong gần đây.

Các chuyên gia lý giải phần lớn người dân đã có miễn dịch nền nên nguy cơ chuyển nghiêm trọng rất thấp. "Covid-19 hiện được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm B, không khác biệt nhiều so với cảm cúm thông thường", ông Phu cho hay.

Dù vậy, Bộ Y tế cảnh báo số ca nhiễm có thể tiếp tục tăng và khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, tăng cường ăn uống, tập luyện, chủ động kiểm tra sức khỏe khi có triệu chứng như sốt, ho và khó thở. Nhóm mắc bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch hoặc người lớn tuổi cần cẩn trọng.

Covid vẫn có nguy cơ gây quá tải hệ thống y tế nếu số ca nhiễm tăng quá nhanh trong thời gian ngắn. Do đó, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện cả nước chuẩn bị những kịch bản để thu dung và điều trị bệnh nhân, nếu dịch lan trong cộng đồng.

Khu vực cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội ngày 21/5. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Khu vực cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội ngày 21/5. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Từ khi đại dịch bùng phát năm 2020, Việt Nam ghi nhận hơn 11,6 triệu ca nhiễm và khoảng 43.000 ca tử vong. Từ đầu năm đến nay có 148 ca mắc rải rác tại 27 tỉnh thành, không có tử vong. Ba tuần gần đây, số ca tăng nhẹ, trung bình 20 trường hợp mỗi tuần.

Tại châu Á, Covid đang tái bùng phát ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Singapore, Hong Kong... Đặc biệt, Thái Lan đang theo dõi sát sao XEC, một nhánh phụ của Omicron, do nguy cơ lan rộng trong cộng đồng. Tiến sĩ Teera Woratanarat, giảng viên Y khoa tại Đại học Chulalongkorn, cho biết chủng XEC có tốc độ lây lan gần gấp 7 lần bệnh cúm.

Các tin khác

Rà soát việc lập hóa đơn bán vàng

Chi cục Thuế khu vực I yêu cầu rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng hóa đối với doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, trong đó có ngành vàng, bạc.

Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB

Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng trên cả nước tung ra hàng loạt voucher, giảm giá độc quyền dành riêng cho chủ thẻ quốc tế khi thanh toán các dịch vụ giao vận, ẩm thực, nghỉ dưỡng, lữ hành...

Cô gái trẻ suýt mất mạng vì vỡ ruột thừa do thói quen cực nhiều người Việt thường xuyên làm

Mới đây, Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa – Bệnh viện E (Hà Nội) đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công một trường hợp người bệnh nữ 26 tuổi bị viêm phúc mạc ruột thừa – một biến chứng nguy hiểm do ruột thừa vỡ. Đây là tình trạng có thể đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Điều đáng lưu ý, bệnh nhân đã tự ý dùng thuốc giảm đau và hạ sốt tại nhà, khiến việc chẩn đoán và điều trị bị trì hoãn, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Giá vàng SJC tăng mạnh, bỏ xa vàng nhẫn

Sáng nay (22/5), giá vàng trong nước bật tăng theo giá vàng thế giới. Theo đó, giá vàng miếng SJC lên mốc 121 triệu đồng/lượng, bỏ xa giá vàng nhẫn 3,5 - 5,5 triệu đồng/lượng.