Sức khỏe

Bệnh viện gần 20 năm "nằm chờ" giữa lòng Hà Nội sắp mở cửa đón bệnh nhân?

Liên quan đến thông tin Dự án Bệnh viện Xây dựng (nay là Bệnh viện Đại học Y Dược, tại phường Hoàng Liệt, Hà Nội) chưa thể đưa vào hoạt động, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cấp thiết của nhân nhân sau gần 20 năm được chấp thuận đầu tư, đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) vừa trao đổi thêm thông tin với PV Tiền Phong. Theo đó, VNU tiếp nhận dự án Bệnh viện Xây dựng và chuyển đổi thành Dự án Bệnh viện Đại học Y Dược và đang được thực hiện đúng tiến độ.

Theo VNU, dự án với quy mô 500 giường đã được nghiệm thu; kinh phí cấp cho dự án năm 2025 cũng đã được sử dụng đấu thầu mua sắm thiết bị xong và một phần đã triển khai lắp đặt.

Cũng theo VNU, bệnh viện đang chờ được Bộ Y tế cấp phép, dự kiến quý IV năm nay đi vào hoạt động. VNU cũng đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch lên bệnh viện 1200 giường cho giai đoạn tới.

Dự án Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở Linh Đàm, phường Hoàng Liệt vẫn chưa được đưa vào hoạt động.

Bệnh viện nằm trong khu vực đông dân cư nên VNU cho biết, chú trọng đầu tư trung tâm cấp cứu, trung tâm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, bên cạnh đó là phát triển trung tâm tim mạch, khoa nhi và sản để phục vụ nhân dân…

Như Tiền Phong thông tin, năm 2007, Bộ Xây dựng có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây Bệnh viện Xây dựng (mới) tại phường Hoàng Liệt (Hà Nội) với quy mô 500 giường bệnh, nguồn vốn dự án là từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác. Thời gian thực hiện và đưa dự án vào vận hành theo dự kiến đến năm 2014.

Tuy nhiên, sau đó dự án Bệnh viện Xây dựng vẫn “nằm trên giấy”. Đến tháng 8/2021, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị ký quyết định số 967 phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng tòa nhà trung tâm Khoa khám bệnh và kỹ thuật nghiệp vụ Bệnh viện Xây dựng tại phường Hoàng Liệt.

Theo đó, khu đất thực hiện dự án bệnh viện nằm trên diện tích hơn 26.600 m2, quy mô xây dựng toà nhà có diện tích sử dụng gần 30.000m2 với 7 tầng nổi và 1 tầng hầm, tum thang. Trạm điện và một số hạng mục công trình phụ trợ đều được xây mới...

Đây là dự án nhóm B, công trình dân dụng cấp II với tổng vốn đầu tư gần 541 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước là 540 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021 đến 2023.

Đến tháng 11/2022, Thủ tướng có quyết định chuyển Bệnh viện Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng về Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo đó, Bệnh viện Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng được chuyển nguyên trạng về Đại học Quốc gia Hà Nội để quản lý và tổ chức lại thành Bệnh viện Đại học Y Dược trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Theo ghi nhận của PV, đến nay Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở Linh Đàm vẫn chưa được đưa vào hoạt động chính thức sau nhiều năm "vỡ" tiến độ. Phía trước khu bệnh viện vẫn đang được quây tôn, khu đất phía sau toà nhà 7 tầng còn bỏ hoang, "trồng cỏ".

Các tin khác

Lầu Năm Góc trở thành cổ đông lớn nhất của công ty khai thác đất hiếm

Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đầu tư 400 triệu USD để mua cổ phiếu ưu đãi của MP Materials – công ty sở hữu mỏ đất hiếm duy nhất đang hoạt động tại Mỹ. Thỏa thuận này không chỉ giúp Washington giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực chiến lược mà còn đẩy giá cổ phiếu MP tăng vọt 50% trong một ngày.

VN30 lập đỉnh lịch sử mới

Chỉ số VN30 hôm nay (11/7) tăng gần 25 điểm lên 1.594,01 điểm, lập đỉnh mới và vượt mức đỉnh lịch sử 1.572 điểm hồi cuối tháng 11/2021.

Cổ phiếu nhà tỷ phú bứt phá, VN-Index chạm đỉnh mới

VN-Index vượt 1.450 điểm, có 5/5 phiên tăng giá trong tuần qua. Động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt là VIC tăng sát trần, kéo chỉ số lên đỉnh mới. Dòng tiền vẫn đổ mạnh vào thị trường cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá lạc quan, dù độ phân hóa bắt đầu rõ nét hơn.

Tàu CSB 8004 tham gia diễu binh trên biển hiện đại như thế nào?

Tàu CSB 8004 được giao thực hiện nhiệm vụ diễu binh trên biển kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9 là tàu hiện đại Cảnh sát biển Việt Nam, chịu được nhiệt độ cao và sóng ở cấp 12, tầm hoạt động là 5.000 hải lý.

YouTube khai tử mục Thịnh hành

YouTube sẽ loại bỏ mục "Thịnh hành" (Trending) quen thuộc để thay thế bằng các đề xuất cá nhân hóa thông minh hơn và đẩy mạnh bảng xếp hạng YouTube Charts.