Sức khỏe

Bệnh dại tiếp tục có xu hướng gia tăng tại Việt Nam

Tóm tắt:
  • Bệnh dại ở Việt Nam gia tăng từ năm 2022, với 82 ca tử vong năm 2023.
  • Chó là nguồn lây chính, chiếm 80% số ca tử vong, tiếp theo là mèo.
  • Năm 2024, đã ghi nhận 22 ca tử vong chỉ trong 2 tháng đầu năm.
  • Tập san mới cung cấp kiến thức về quản lý vật nuôi và chính sách pháp luật liên quan.
  • Việt Nam hướng tới loại trừ bệnh dại vào năm 2030 bằng cách cải thiện quản lý vật nuôi và bảo vệ động vật.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam, bệnh dại do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh và gây ra tỷ lệ tử vong rất cao. Virus dại lây truyền từ động vật sang người thông qua các vết cắn, cào, liếm của động vật bị dại trên da tổn thương (thường là chó, mèo).

Cùng với việc chăn nuôi chó mèo, việc giết mổ, vận chuyển, kinh doanh chó mèo cũng cho thấy tiềm ẩn nguy cơ cao bị phơi nhiễm bệnh dại từ chó, mèo.

Theo báo cáo của Cục Y tế Dự phòng (nay là Cục Phòng bệnh), Bộ Y tế, từ năm 2022 đến nay bệnh dại có xu hướng gia tăng.

Bệnh dại tiếp tục có xu hướng gia tăng tại Việt Nam - 1

Biểu đồ phân bố số ca tử vong do dại tại một số địa phương (Nguồn: Bộ Y tế).

Năm 2023 cả nước ghi nhận 82 người chết do bệnh dại, tăng 12 trường hợp so với năm 2022 (tăng khoảng 17%). Bệnh xảy ra ở tất cả các tháng trong năm 2023, trong đó tập trung nhiều vào các tháng 3, 4, 8.

Chó vẫn là nguồn lây truyền chủ yếu, chiếm 80% các trường hợp tử vong, do mèo chiếm 18%, 0,1% do dơi và 2% là do các động vật khác như chuột, khỉ.

Năm 2024, tình hình bệnh dại tiếp tục gia tăng đột biến, chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Đến hết năm, cả nước ghi nhận tổng cộng 84 ca tử vong do bệnh dại tại 32 tỉnh, thành.

Đây là nội dung trong tập san Đại biểu Quốc hội với việc hoàn thiện chính sách pháp luật về bảo vệ vật nuôi vừa được ra mắt. Tập san do Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chương trình Truyền thông Thay đổi Hành vi hướng tới Phát triển bền vững Việt Nam (SBCC Vietnam) và Tổ chức Soi Dog Foundation biên soạn.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng ban thường trực Ban Công tác đại biểu, cho biết, tập san là tài liệu tham khảo cung cấp cho các đại biểu Quốc hội và các cơ quan nhà nước kiến thức pháp luật cơ bản về quản lý vật nuôi và một số bất cập.

Từ đó đưa ra một số đề xuất để thúc đẩy hoàn thiện chính sách pháp luật cũng như biện pháp giám sát hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về vật nuôi.

Tập san cung cấp những hướng dẫn chi tiết về cách thức thực hiện về phúc lợi vật nuôi, đặc biệt là bảo vệ vật nuôi (chó và mèo) khỏi những hành vi xâm hại.

Đồng thời, tập san cũng chỉ ra những khoảng trống trong chính sách hiện hành như việc cần thiết phải tăng cường quy định về bảo vệ vật nuôi, đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm chuyển đổi nhận thức xã hội để giảm trừ hoạt động buôn bán thịt chó, mèo.

Hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh dại vào năm 2030

Theo ông Rahul Sehgal, Giám đốc Truyền thông quốc tế, Tổ chức Soi Dog Foundation, tập san này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực bảo vệ phúc lợi chó, mèo tại Việt Nam.

Để cải thiện công tác quản lý các bệnh truyền nhiễm mới nổi, hướng tới kiểm soát bệnh dại của Việt Nam vào năm 2030, quản lý vật nuôi và phúc lợi động vật, Việt Nam cần phá vỡ chuỗi cung ứng buôn bán thịt chó, mèo.

Bệnh dại tiếp tục có xu hướng gia tăng tại Việt Nam - 2

Ông Rahul Sehgal phát biểu tại một buổi tập huấn truyền thông giảm tiêu thụ thịt chó, mèo (Ảnh: B.D).

Cụ thể, triển khai các chương trình sinh kế thay thế cho những người tham gia vào hoạt động buôn bán và giết mổ, đóng cửa các lò mổ và nhà hàng bán thịt chó, mèo, phá vỡ các mạng lưới vận chuyển trái phép…

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần hoàn thiện các quy định pháp luật về xóa bỏ buôn bán thịt chó, mèo, xây dựng lộ trình có thời hạn để chấm dứt hoạt động buôn bán, hướng tới cấm hoàn toàn hoạt động buôn bán thịt chó, mèo, tương tự như Hàn Quốc và các quốc gia khác.

Đồng thời, thay đổi nhận thức của công chúng để xem chó và mèo là vật nuôi thay vì nguồn thực phẩm.

Các tin khác

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Lập trung tâm đột quỵ chuyên sâu ở cửa ngõ Tây-Bắc TPHCM

Trung tâm điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn sẽ được hỗ trợ sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong điều trị đột quỵ. Ứng dụng Qure.AI giúp hỗ trợ chẩn đoán nhanh chóng, chính xác tình trạng của người bệnh, cảnh báo sớm và hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định điều trị tối ưu.

Phát hiện chất cấm trong 7 mẫu thực phẩm tăng cường sinh lí nam giới

Ngày 2/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố kết quả thử nghiệm 7 mẫu của một số sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường sinh lí cho nam giới. Kết quả cho thấy các sản phẩm này chứa Sildenafil, Tadalafil, là các chất bị cấm dùng trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Hệ thống KRX dự kiến vận hành vào ngày 5/5

Ngày 2/4, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) thông báo, hệ thống công nghệ thông tin (KRX) cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức vào ngày 5/5, theo kế hoạch triển khai đã được phê duyệt.