Giả danh cơ quan công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới, nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy của những kẻ lừa đảo.
Liên tiếp có nhiều nạn nhân sập bẫy
Theo ghi nhận, thời gian gần đây trên mạng liên tiếp xuất hiện các nạn nhân sập bẫy chiêu trò lừa đảo giả danh công an, hướng dẫn hoặc báo lỗi tài khoản VNeID.
Thủ đoạn của nhóm lừa đảo là gọi điện cho nạn nhân, thông báo ứng dụng VNeID của họ bị lỗi. Sau đó chúng hướng dẫn họ tải ứng dụng sửa lỗi online. Sau khi nạn nhân cài đặt thì toàn bộ tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị chiếm đoạt.
Các ứng dụng giả mạo này có tính năng thu thập thông tin cá nhân, kiểm soát, theo dõi, điều khiển điện thoại nạn nhân từ xa. Mục đích là đăng nhập tài khoản ngân hàng và tin nhắn mã OTP để chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
Nhiều ngân hàng, ví điện tử cũng lên tiếng cảnh báo tình trạng tội phạm phát triển nhiều cách thức để chiếm quyền kiểm soát ứng dụng ngân hàng điện tử và chuyển tiền khỏi tài khoản của nạn nhân.
Trong đó phương thức tấn công chủ yếu được kẻ gian sử dụng là tấn công phi kỹ thuật, bao gồm các hình thức như mạo danh cán bộ ngân hàng, đại diện cơ quan nhà nước, phát tán link website giả mạo.
Kẻ gian sẽ dùng nhiều kỹ năng hù dọa khác nhau để khiến nạn nhân tự cài đặt các ứng dụng có mã độc (malware) trên thiết bị, thông qua các nền tảng phân phối ứng dụng từ bên thứ 3. Tiếp đó, thiết bị của nạn nhân sẽ bị kẻ gian kiểm soát từ xa, từ đó cài đặt ứng dụng có mã độc thông qua quyền này.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã liên tục đưa ra khuyến cáo nhưng vẫn có người dân nhẹ dạ cả tin sập bẫy nhóm lừa đảo. Do đó người dân cần tìm hiểu kỹ những thông tin về lừa đảo trực tuyến để tăng cường biện pháp bảo vệ bản thân trên môi trường mạng.
Người dân tuyệt đối không tin, không thực hiện theo yêu cầu của người lạ qua điện thoại, không truy cập vào các đường link hoặc kho ứng dụng không chính thống để tải và cài đặt các ứng dụng không rõ nguồn gốc.
Công an các cấp tuyệt đối không bao giờ làm việc với người dân qua điện thoại và mạng xã hội. Do đó khi cần hỗ trợ về cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, người dân nên đến trực tiếp công an địa phương nơi gần nhất để được hướng dẫn.
Có thể bảo hiểm tiền trong tài khoản
Trước nguy cơ lừa đảo nêu trên, nhiều người dùng mong muốn tiền gửi trong tài khoản ngân hàng, ví điện tử của mình không chỉ được bảo vệ an toàn mà còn được bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra. Đáp ứng nhu cầu của người dùng, đồng thời thúc đẩy sự lan tỏa của thanh toán không tiền mặt, Viettel Money đã cho ra mắt sản phẩm ‘Bảo hiểm an ninh mạng’ dành cho khách hàng của mình.
Đây là sản phẩm bảo hiểm thiệt hại mất tiền trong tài khoản Viettel Money. Quyền lợi bảo vệ cho người dùng gấp tới 1.400 mức phí bảo hiểm và bảo vệ tiền trong tài khoản trước các nguy cơ tấn công mạng.
Bảo hiểm sẽ thanh toán mức phí lên tới 50 triệu đồng khi người dùng gặp phải rủi ro bị lừa chuyển tiền đi từ Viettel Money do yêu cầu liên lạc điện tử giả mạo, mất thông tin tài khoản trên các trang web giả mạo dẫn tới mất tiền trong Viettel Money, mất tiền do bị lừa cài đặt phần mềm độc hại; hoặc bị kẻ gian cài đặt phần mềm để chiếm đoạt tiền trong tài khoản Viettel Money.
Không chỉ bảo vệ tài khoản, gói bảo hiểm an ninh mạng còn chịu trách nhiệm chi trả mức chi phí 35 triệu đồng, mức bảo vệ lên tới 100% khi chủ tài khoản gặp bất kỳ rủi ro nào liên quan tới thương tật do tai nạn và chịu chi phí điều trị thương tật do tai nạn.
Người dùng chỉ mất phí 3.000 đồng mỗi tháng là có thể sở hữu ngay gói bảo hiểm an ninh mạng dễ dàng qua ứng dụng Viettel Money.
3 gói dịch vụ bảo hiểm an ninh mạng
Để đồng hành và chia sẻ rủi ro với khách hàng, Viettel Money cung cấp sản phẩm bảo hiểm bảo vệ tài khoản với 3 gói dịch vụ bao gồm:
Gói cơ bản: 36.000 đồng/năm, bảo hiểm thiệt hại tối đa 10 triệu đồng/vụ, 50 triệu đồng/năm.
Gói tiêu chuẩn: 60.000 đồng/năm, bảo hiểm thiệt hại tối đa 20 triệu đồng/vụ, 50 triệu đồng/năm.
Gói nâng cao: 120.000 đồng/năm, bảo hiểm thiệt hại tối đa 25 triệu đồng/vụ, 50 triệu đồng/năm.