Việc bị bóc lột sức lao động sẽ khiến bạn nhanh chóng chán nản với công việc. Một người sếp tồi sẽ là trở ngại lớn nhất của nhân viên, đặc biệt khi người đó không ngần ngại giao số lượng công việc quá sức với bạn.
Chắc chắn rằng thỉnh thoảng bạn sẽ được yêu cầu làm những việc vượt quá trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, bạn vẫn phải hoàn thành chúng bởi vì đó là công việc mà sếp giao.
Tuy nhiên, vấn đề bị sếp đánh giá thấp hay nói đúng hơn là bị bóc lột sức lao động hoàn toàn không được nhắc tới trong mô tả công việc ban đầu.
Bị đánh giá thấp có nghĩa là gì?
Nếu đã là nhân viên thì ai cũng hy vọng mình sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà sếp giao. Nhưng khi giá trị mà bạn tạo ra bị bỏ qua hoặc sếp của bạn có cái nhìn khác về những đóng góp đó, thì đây là dấu hiệu bạn cần chuyển sang một công việc mới. Một người sếp tốt luôn biết cách tạo ra động lực cho nhân viên bằng cách quan sát ra và ghi nhận những đóng góp của họ.
Bạn có đang bị bóc lột sức lao động không?
Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bóc lột sức lao động:
1. Bạn thường xuyên phải làm việc ngoài giờ hành chính
Theo nhà tư vấn hướng nghiệp Mark Moyer "Rất nhiều nhà quản lý chỉ có vài nhân viên, khi nguồn nhân lực không đủ, họ buộc phải giao thêm nhiệm vụ cho mỗi người".
Nếu công việc thường xuyên lấn chiếm thời gian buổi tối và cuối tuần của bạn, bạn có quyền đòi lại nó.
Có một vài trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn đang làm việc trong ngành tài chính hay xây dựng bởi thì hầu hết mọi người đều có xu hướng làm việc cả ngày. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên điều chỉnh nguyện vọng của bản thân. Hoặc nếu bạn thường xuyên phải tăng ca nhưng có lương thì đó cũng là sự đền bù xứng đáng. Nhưng nếu không thuộc một trong hai trường hợp kể trên, bạn cần giải quyết vấn đề một cách rõ ràng.
Bạn cần có một trò chuyện thật lòng và khéo léo với sếp. Hãy sắp xếp một buổi gặp mặt với sếp của bạn và cho ông ấy biết rằng việc làm thêm không lương khiến bạn cảm thấy chán nản và bạn sợ mình sẽ ảnh hưởng đến đồng nghiệp. Hãy giải thích rằng bạn vẫn muốn mình là một thành viên trong nhóm và rất yêu thích công việc này. Tuy nhiên, cảm giác kiệt sức và lo lắng khiến bạn không thể phát huy tốt khả năng của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng muốn được sếp quan tâm hơn bởi vì việc nhân viên chán nản có thể là mối đe dọa tới lợi ích của công ty.
2. Bạn đang làm cả nhiệm vụ của trợ lý
Trừ khi bạn được tuyển vào một vị trí trợ lý hành chính, nếu không, bạn không nên dành thời gian cho việc mua cà phê và mang quần áo cho sếp.
Điều bạn cần làm là tập trung xây dựng kỹ năng và làm những công việc chính được giao ban đầu.
Nhà tư vấn hướng nghiệp Belinda Plutz cho biết "Đừng bao giờ nói rằng điều này không có trong mô tả công việc". Mà thay vào đó, hãy chỉ ra sự thay đổi về những công việc được giao và đặt ra câu hỏi rằng thay đổi đó có diễn ra thường xuyên không. Tôi hiểu trách nhiệm của mình đã thay đổi, vậy nên tôi muốn nói về những việc mình sắp phải làm.
Theo Plutz "Đây là cơ hội tốt để quản lý của bạn nhận ra rằng họ đang yêu cầu bạn làm những việc vặt".
Nếu quản lý muốn bạn tiếp tục làm những việc đó, đây là cách để trả lời: "Tôi cũng rất muốn giúp đỡ sếp, nhưng tôi muốn tập trung thời gian vào những dự án quan trọng đang triển khai nhiều hơn. Chúng ta có thể giao những việc vặt này cho thực tập sinh được không ạ?"
3. Bạn phải gánh vác hai công việc cùng lúc
Đây là vấn đề thường xuyên xảy ra: Một người đồng nghiệp vừa bị sa thải hoặc từ chức và bạn phải đảm nhận thêm một vai trò mới trong khi vẫn phải tiếp tục làm công việc cũ.
Nhưng trước khi nói chuyện với sếp, hãy cân nhắc xem bạn sẽ phải làm khối lượng công việc khổng lồ đó trong bao lâu.
Jennifer DeWalt khuyên rằng "Hãy cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nếu điều đó chỉ kéo dài trong vòng từ 1 đến 2 tuần".
Nếu điều đó có thể kéo dài hoặc sếp của bạn không có kế hoạch tìm người thay thế, bạn cần phải lên tiếng.
Nếu bạn không ngại làm thêm một công việc, bạn nên nhận được khoản thù lao xứng đáng.
Hãy nói với sếp rằng "Tôi đang nhận thêm nhiều trách nhiệm hơn, vậy thu nhập của tôi sẽ được điều chỉnh như thế nào để phù hợp với vai trò mới này?
Nếu sếp của bạn nói rằng sẽ không có chuyện tăng lương, trước tiên hãy yêu cầu rút ngắn thời gian làm việc để bạn không bị kiệt sức. Sau đó, hãy hỏi về cách khác để nhận được sự đền bù.
Nếu sếp của bạn vẫn không phản ứng gì, chắc chắn bạn đang bị bóc lột sức lao động.
4. Bạn đang chờ đợi được tăng lương và thăng tiến
Nếu quản lý của bạn liên tục hứa rằng sắp tới đợt tăng lương và thăng chức nhưng điều đó mãi không xảy ra thì "Bạn đang gặp rắc rối". Và nếu bạn cứ chờ đợi vấn đề được giải quyết thì bạn đang đánh mất tiềm năng kiếm tiền trong dài hạn. Bởi vì mức lương đề nghị cho những công việc tiếp theo sẽ dựa trên mức lương hiện tại của bạn.
Hãy đưa ra những con số cụ thể với sếp của bạn "Chúng ta đã nói về việc tăng lương của tôi, vậy khi nào sếp thực hiện điều đó?" Nếu bạn nhận được một câu trả lời mơ hồ, bạn nên tạo ra một chút áp lực cho sếp của mình.
Ví dụ như "Tôi không hề muốn từ chức, nhưng tôi muốn biết chính xác mình có cơ hội được tăng lương hay không khi cả hai chúng ta đều biết rằng tôi xứng đáng."
Ngoại trừ trường hợp công ty đang gặp khó khăn và sếp của bạn tạm thời không đủ khả năng để tăng lương.
5. Những đóng góp của bạn không được công nhận
Thật không may mắn khi gặp phải một người sếp thích đánh cắp công sức hoặc ý tưởng đúng không?
Việc đòi lại công bằng cho bản thân sẽ khiến mọi người ấn tượng và có cái nhìn khác về bạn. Bạn cũng có cơ hội được chuyển sang bộ phận khác tránh xa người sếp hiện tại.
Đừng quá gay gắt bởi vì "Có khả năng sếp chỉ nhất thời quên mất rằng đó là ý tưởng của bạn".
Hãy nhắc nhở cô ấy một cách lịch sự, bạn sẽ được công nhận trong lần đóng góp sau. "Quan điểm của bạn rất tuyệt vời, nhưng tôi muốn bổ sung thêm một vài ý kiến vì tôi là người nghĩ ra ý tưởng này".
Đừng mong đợi rằng tình huống sẽ trở nên tốt hơn. Bị bóc lột sức lao động là lý do quá đủ để bạn tìm một công việc mới!