Tài chính

Bà Trương Mỹ Lan khai gì về việc chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD ra nước ngoài?

Sang ngày xét xử thứ 6 (26/9), HĐXX đã xét hỏi các bị cáo trong tội danh “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Đây là tội danh cuối cùng mà HĐXX xét hỏi sau 2 tội danh là lừa đảo và rửa tiền. Ở tội danh này ngoài bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) là chủ mưu, còn có 8 bị cáo khác có vai trò thực hành, giúp sức cho hành vi của bà Lan.

Bà Trương Mỹ Lan khai gì về việc chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD ra nước ngoài?- Ảnh 1.

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa. Ảnh: Tân Châu.

Theo cáo buộc, trong thời gian từ 2012 đến 2022, bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trịnh Quang Công phối hợp cùng với Nguyễn Phương Anh, Chiu Bing Keung Kenneth lập các hợp đồng “khống” giữa các công ty tại Việt Nam và Công ty, tổ chức ở nước ngoài (đều là các công ty ma thuộc quản lý, điều hành của các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát). Thông qua các hợp đồng “khống” này, bà Lan khai tiền vay được chuyển từ nước ngoài về Việt Nam và tiền trả nợ được chuyển từ Việt Nam ra nước ngoài thông qua hệ thống Ngân hàng SCB. Từ đây , bà Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới là 4.536.413.154 USD tương đương 106.730.728.811.514 đồng.

Trả lời HĐXX, bà Lan nói cáo trạng xác định truy tố bị cáo tội “Rửa tiền” là quyền của Viện Kiểm sát , bị cáo tôn trọng, bị cáo chỉ mong HĐXX xem xét là các công ty của bị cáo (Vạn Thịnh Phát) không liên quan đến việc chuyển tiền, bị cáo nhận trách nhiệm.

Bà Trương Mỹ Lan cũng nói bà vay tiền từ những người bạn ở nước ngoài còn tiền trả nợ là của riêng của bà Lan, không liên quan tới tài sản của Ngân hàng SCB mà chỉ thực hiện giao dịch qua ngân hàng này mà thôi.

Bà Trương Mỹ Lan khai gì về việc chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD ra nước ngoài?- Ảnh 2.

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Tân Châu.

Giải thích cho cáo ‘buộc lập các hợp đồng khống để chuyển, nhận tiền’, bà Lan nói bà không hiểu về quy trình và cũng không trực tiếp tạo lập hợp đồng giả cách.

“Thời điểm mà Viện Kiểm sát buộc tội sai phạm như trong cáo trạng, bị cáo và các đồng phạm nghĩ là đúng quy định pháp luật, bị cáo không chỉ đạo đồng phạm thực hiện hành vi chuyển tiền qua biên giới” – Bà Trương Mỹ Lan trình bày trước HĐXX.

Các bị cáo bị xét xử tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” là ai?

Ngoài bà Trương Mỹ Lan, 8 bị cáo còn lại là: Trương Khánh Hoàng (quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB). Ông Hoàng bị cáo buộc đã ký duyệt 38 lệnh chuyển tiền ra nước ngoài với tổng số tiền 21.810 tỷ đồng và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về (106 giao dịch) với tổng số tiền 47.392 tỷ đồng , giúp sức cho Trương Mỹ Lan vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 69.202 tỷ đồng.

Bà Trương Mỹ Lan khai gì về việc chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD ra nước ngoài?- Ảnh 3.

Một góc phiên tòa. Ảnh: Tân Châu

Bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) đã ký duyệt tổng cộng 20 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài thông qua các loại hợp đồng “khống” và không đủ điều kiện chuyển tiền. Hành vi của Võ Tấn Hoàng Văn đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 11.998 tỷ đồng.

Cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB Bùi Anh Dũng đã ký duyệt 6 lệnh chuyển tiền ra nước ngoài thông qua các hợp đồng “khống” và không đủ điều kiện chuyển tiền. Hành vi của Bùi Anh Dũng đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 712.461 tỷ đồng.

Các bị cáo còn là là Nguyễn Phương Anh (phó Tổng giám đốc Công ty SPG) giúp sức cho Trương Mỹ Lan vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 2.138 tỷ đồng; Trịnh Quang Công (Tổng giám đốc Công ty tập đoàn ACUMEN) giúp sức cho bà Lan vận chuyển trái phép 68.177 tỷ đồng; Tô Thị Anh Đào (phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ) 2.445 tỷ đồng; Nguyễn Vũ Anh Thi (Tổng Giám đốc VIPD) là 455,133 tỷ đồng và Nguyễn Hữu Hiệu (phó Tổng Giám đốc Công ty An Đông) có số tiền sai phạm là 16.574 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm