Sức khỏe

Ba không khi ăn dứa

Tóm tắt:
  • Không nên ăn dứa chưa chín hoặc khi đói để tránh kích ứng dạ dày và các vấn đề khó chịu khác.
  • Dứa chứa enzyme bromelain có thể gây kích ứng miệng và đau dạ dày nếu ăn quá nhiều.
  • Người dùng thuốc kháng sinh, chống đông máu hoặc có dạ dày nhạy cảm cần tránh ăn dứa.
  • Dứa có hoạt tính sinh học cao nên có thể tương tác với nhiều loại thuốc, làm tăng tác dụng phụ.
  • Trẻ dưới 1 tuổi và người thận yếu cũng nên hạn chế ăn dứa do nguy cơ kích ứng và hàm lượng kali cao.

Dứa chứa nhiều vitamin C, mangan, chất chống oxy hóa và đặc biệt là enzyme bromelain - hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm. Tuy nhiên, nếu ăn dứa không đúng cách, bạn có thể gặp phải các vấn đề như kích ứng miệng, đau dạ dày hoặc tương tác với thuốc.

Không nên ăn quá nhiều dứa một lúc, đặc biệt là dứa xanh

Theo Cleveland Clinic, mặc dù dứa rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều cùng lúc có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu bao gồm hiện tượng rát hoặc ngứa miệng, lưỡi.

qua dua.jpg
Ăn nhiều dứa dễ gây ngứa họng, miệng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Nguyên nhân chính là enzyme bromelain trong dứa có khả năng phân hủy protein. Khi bạn ăn quá nhiều dứa tươi, bromelain bắt đầu phân hủy các mô protein trong miệng, gây cảm giác rát, ngứa hoặc thậm chí nổi mụn nước nhỏ ở môi và lưỡi. Một số người nhạy cảm có thể cảm thấy miệng nóng rát hoặc viêm nhẹ.

Ngoài ra, dứa còn chứa nhiều axit tự nhiên và chất xơ, nếu ăn quá nhiều dễ gây đầy bụng, tiêu chảy, đau dạ dày.

Dứa chưa chín, đặc biệt là phần lõi hoặc phần gần cuống, chứa nồng độ bromelain và axit cao hơn bình thường.

Không nên ăn dứa khi đói

Dứa có độ axit cao, do đó ăn khi bụng đang rỗng, đặc biệt là vào buổi sáng, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến ợ chua, trào ngược axit, đau tức dạ dày, đầy hơi hoặc khó tiêu.

Những người có dạ dày yếu, bị viêm loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản nên tránh ăn dứa lúc đói. Thay vào đó, bạn có thể kết hợp dứa với yến mạch, sữa chua hoặc các món nhẹ khác để làm dịu độ axit.

Không nên ăn dứa nếu đang dùng một số loại thuốc

Dứa có hoạt tính sinh học cao. Enzyme bromelain có thể tương tác với nhiều loại thuốc, khiến thuốc hấp thụ mạnh hơn hoặc tác dụng phụ tăng lên. Một số tương tác đáng chú ý gồm:

- Thuốc kháng sinh: Dứa có thể làm tăng hấp thu thuốc, khiến thuốc tác dụng mạnh hơn nhưng cũng dễ gây chóng mặt, buồn nôn hoặc tiêu chảy.

- Thuốc chống đông máu: Bromelain trong dứa có tính chất làm loãng máu tự nhiên, có thể tăng nguy cơ chảy máu nếu dùng kèm thuốc chống đông máu.

- Thuốc an thần hoặc thuốc điều trị trầm cảm: Dứa có thể ảnh hưởng đến enzyme gan, làm thay đổi tốc độ phân hủy thuốc trong cơ thể.

Nếu bạn đang dùng thuốc lâu dài, đặc biệt là thuốc tim mạch, kháng sinh, hoặc thuốc liên quan đến hệ thần kinh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn dứa thường xuyên.

Ai không nên ăn dứa?

- Những người có dạ dày nhạy cảm, bị trào ngược axit hoặc loét dạ dày nên tránh ăn dứa vì độ axit cao của loại quả này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

- Người bị dị ứng với bromelain có thể gặp phản ứng như ngứa, sưng hoặc nổi mẩn sau khi ăn.

- Người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc kháng sinh cũng nên thận trọng vì dứa có thể tương tác với các loại thuốc này.

- Người bị bệnh thận nên hạn chế ăn dứa do hàm lượng kali cao.

- Trẻ dưới 1 tuổi cũng không nên ăn dứa tươi vì hệ tiêu hóa còn yếu, dễ bị kích ứng do axit và enzyme.

Năm không khi ăn ổi

Năm không khi ăn ổi

Bạn không nên ăn ổi khi đói, không ăn nhiều hạt… để tránh các hậu quả tiêu cực tới sức khỏe.
Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

Hai vợ chồng cùng mắc ung thư, bác sĩ cảnh báo thói quen hay gặp khi uống canh

TRUNG QUỐC - Vợ chồng bà Lâm cùng bị ung thư thực quản. Bác sĩ phát hiện cả hai người đều có thói quen không tốt cho sức khỏe.
Lời cảnh báo cho những người thích uống nhiều cà phê

Lời cảnh báo cho những người thích uống nhiều cà phê

Tác dụng của cà phê với mỗi người tùy thuộc vào gene và tình trạng sức khỏe tổng thế, uống nhiều có thể ảnh hưởng tới não, răng, tóc, nội tạng.

Các tin khác

Thông tin mới về gió mùa đông bắc

Sáng 13/4, không khí lạnh đã ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Dự báo hôm nay sẽ là ngày rét nhất trong đợt gió mùa đông bắc này. Mưa lớn giảm dần ở Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Rà soát gói thầu dự án vốn ODA "cài số lùi"

Ban ODA Cần Thơ đề xuất bàn giao theo hiện trạng các hạng mục chỉnh trang hồ Búng Xáng đã thi công, phần chưa hoàn thành để UBND quận Ninh Kiều quản lý, tiếp tục đầu tư bằng ngân sách thời gian tới.

Tận thấy công trình cao tốc hoành tráng băng băng qua Hà Tĩnh

Sau hơn 2 năm thi công, 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh với tổng chiều dài hơn 100 km đã hình thành rõ nét. Chủ đầu tư và đơn vị thực hiện dự án đang cấp tập hoàn thiện các hạng mục còn lại, đảm bảo đưa vào khai thác dịp 30/4 theo kế hoạch.

Dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày và cách tầm soát hiệu quả không phải ai cũng biết

Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 70% người Việt Nam có nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa, từ viêm loét dạ dày, trào ngược đến ung thư. Trong đó, nội soi được xem là "tiêu chuẩn vàng" giúp chẩn đoán chính xác tổn thương, thậm chí phát hiện ung thư giai đoạn sớm. Thế nhưng, không ít người e ngại vì lo sợ đau đớn, buồn nôn hoặc chưa biết chuẩn bị thế nào để quá trình diễn ra suôn sẻ.

Đề xuất miễn học phí cho trẻ dưới 5 tuổi tại các trường dân lập

Tại cuộc họp thẩm định, các đại biểu đều nhất trí với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về miễn học phí đối với học sinh, trong đó bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí là trẻ em, học sinh mầm non dưới 5 tuổi; học sinh THPT; học sinh học văn hoá THPT tại các cơ sở giáo dục.

Tin xem nhiều