Bạn muốn tiết kiệm nhưng không kiểm soát được chi tiêu của mình? Muốn kiếm tiền nhưng không tìm được cách phù hợp? Nắm vững bảy công thức vàng này và bạn sẽ trở thành chuyên gia tài chính trong vài giây!
1. Chi tiêu = Thu nhập - Tiết kiệm
Tiết kiệm là chuyện bắt buộc nên bạn cần chuyển đổi khái niệm từ tiết kiệm = thu nhập - chi tiêu thành chi tiêu = thu nhập - tiết kiệm. 30% thu nhập của bạn được gửi vào ngân hàng mỗi tháng và phần còn lại được dùng để tiêu trong tháng.
2. Công thức đầu tư: 50% ổn định - 25% mạo hiểm - 25% sinh lời khá
50% cho mục đích chi tiêu lâu dài, ổn định như nhà đất hay bất động sản có tỷ lệ sinh lời ổn định. 25% đầu tư vào các sản phẩm có độ rủi ro cao, 25% còn lại để mua các sản phẩm tài chính mang tới nguồn lợi nhuận ở mức khá.
3. Tỷ lệ chấp nhận rủi ro: (100 - số tuổi hiện tại) x 100%
Bạn cần tối ưu hóa việc phân bố tài sản. Ví dụ: Tỉ lệ rủi ro mà một người trưởng thành, 35 tuổi có thể chấp nhận được là (100 - 35) x 100% = 65%. Điều này có nghĩa là 65% số tiền này có thể được đầu tư vào các khoản có rủi ro cao và các khoản đầu tư sinh lời tốt. 30% sẽ được dành cho các khoản đầu tư hợp lý hơn.
4. Số tiền vay + lãi phải trả hàng tháng không quá 35% thu nhập
Sống trong khả năng tài chính của bạn là tốt nhất. Và để tránh ảnh hưởng của nợ quá nhiều đến việc sinh hoạt hàng ngày cũng như tiết kiệm và đầu tư thì bạn cần điều tiết khoản trả nợ gốc và lãi hàng tháng không được vượt quá 35% thu nhập. Nói chung là khoảng 20% là phù hợp nhất.
5. Chi phí sau khi nghỉ hưu = Chi phí 1 năm hiện tại x 20 lần
Sau khi thiết lập được cuộc sống ổn định với thu chi cơ bản, bạn có thể bắt đầu chuẩn bị một khoản tiền gấp 20 lần chi tiêu hàng năm.
Số tiền này được tính bằng công thức: Thu nhập hàng năm - tiền tiết kiệm hàng năm x 20 lần.
Mục đích của số tiền chuẩn bị trước này chính là để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày sau khi bạn nghỉ hưu.
6. Kế hoạch tài chính hoàn hảo cho các gia đình: 4 - 3 - 2 - 1
Công thức này sẽ được phân bổ cụ thể như sau:
40% thu nhập của hộ gia đình được sử dụng cho vấn đề nhà ở và các khoản đầu tư ổn định.
30 % được sử dụng cho chi phí sinh hoạt.
20 % được sử dụng để tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp.
10 % được sử dụng để mua bảo hiểm.