Kỹ năng sống

Ăn mít có tác dụng gì?

Tóm tắt:
  • Mít là trái cây nhiệt đới phổ biến, thơm ngon, chứa múi vàng quanh hạt và hạt có thể ăn rang.
  • Mít giàu vitamin B, C, A, khoáng chất như kali, sắt, magie, và chứa protein hoàn chỉnh.
  • Kali và sắt giúp ổn định huyết áp, cải thiện tim mạch và ngăn ngừa thiếu máu.
  • Vitamin A và C trong mít chống lão hóa da và bảo vệ sức khỏe mắt.
  • Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, magnesium và canxi giúp ngừa loãng xương và cải thiện giấc ngủ.

Mít là trái cây vùng nhiệt đới, vỏ màu xanh, gai lồi lên quanh thân quả, tên tiếng Anh là jackfruit (tên khoa học: Artocarpusheterophyllus).

Phần thịt của múi mít màu vàng bao quanh hạt, vị ngọt và thơm ngon, hạt cũng có thể rang và ăn như một món ăn nhẹ. Quả mít rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Mít là loại trái cây phổ biến ở nước ta (Ảnh: Sohu)

Mít là loại trái cây phổ biến ở nước ta (Ảnh: Sohu)

Giá trị dinh dưỡng của mít

Những quốc gia có sản lượng mít lớn trên thế giới có thể kể đến là Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Mexico và Nepal. Mít nhiều giá trị dinh dưỡng và dược liệu. Mặc dù nó có hàm lượng protein tổng thể thấp, nhưng được coi là nguồn protein hoàn chỉnh vì chứa 9 loại axit amin thiết yếu.

Nghiên cứu y học hiện đại xác nhận mít rất giàu protein, vitamin B (B1, B2, B6), vitamin C. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất khác được tìm thấy trong mít bao gồm vitamin A, thiamine, niacin, canxi, phốt pho, kali, sắt, đồng, magiê, mangan và kẽm. Cùi mít chứa đường fructose nhưng giàu chất xơ và protein.

Lợi ích của mít với sức khỏe

Giúp hỗ trợ ổn định huyết áp

Mít chứa nhiều kali, đây là chất giúp hạ huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Chất sắt trong mít giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu và hỗ trợ lưu thông máu bình thường. Bên cạnh đó, chất đồng có trong mít đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa tuyến giáp.

Giảm căng thẳng thần kinh

Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng những chất dinh dưỡng trong mít có tác động nhất định tới sức khỏe tinh thần, bao gồm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và mất ngủ. Niacin - một chất dinh dưỡng khác trong mít, cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, chức năng thần kinh và tổng hợp một số hormone.

Chống lão hóa

Vitamin A trong mít giúp tăng cường sức khỏe của mắt và có thể chống lại bệnh thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi tác. Vitamin C giúp làm chậm quá trình lão hóa tự nhiên của da bằng cách cung cấp khả năng chống nắng và thúc đẩy sản xuất collagen. Nó cũng đóng một vai trò rất lớn trong việc giúp duy trì hệ thống miễn dịch chống lại các bệnh viêm nhiễm, ung thư, bệnh tim mạch và tổn thương gốc tự do.

Tốt cho hệ tiêu hóa, chống loãng xương

Mít nhiều magie và canxi, có thể giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến xương như loãng xương, giảm chứng mất ngủ. Chất xơ trong mít giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường, hỗ trợ làm giảm các vấn đề táo bón, giảm nguy cơ ung thư ruột kết và trực tràng và bệnh trĩ.

Các tin khác

10 dấu hiệu có thể là ung thư dễ nhầm lẫn với bệnh khác

Phát hiện sớm là một trong những điều quan trọng nhất giúp người bệnh sống sót qua ung thư. Khám sàng lọc có thể phát hiện ung thư trước khi triệu chứng xuất hiện. Ngoài ra, mọi người cũng cần chú ý những bất thường trong cơ thể.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2025

Từ tháng 5/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định về thi tuyển công chức, viên chức; Chính sách cho trẻ em, học sinh miền núi, hải đảo; Nguyên tắc xác định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính...

Thực phẩm bẩn len lỏi thị trường: Bộ Y tế ra công văn ‘nóng’ yêu cầu kiểm tra toàn diện

Trước thực trạng thực phẩm giả, kém chất lượng và ngộ độc có chiều hướng gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố siết chặt kiểm tra thị trường, xử lý mạnh tay các vi phạm về an toàn thực phẩm. Người đứng đầu địa phương sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm trên địa bàn.

Ngủ đa pha là gì?

Giấc ngủ đa pha giúp tăng thời gian làm việc, hoạt động, song có thể làm rối loạn chu kỳ sáng - tối, có thể gây mất ngủ.

Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, đừng chờ nữa?

Việt Nam xác định trung tâm tài chính là một trong những mũi nhọn chiến lược, đột phá thể chế mang tầm quốc gia nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng; huy động, phân bổ và nâng cao hiệu quả dụng nguồn lực; tăng sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu hơn vào hệ thống tài chính toàn cầu. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều chuyên gia tài chính trong và nước ngoài. Thanh Niên xin giới thiệu bài viết của chuyên gia tài chính Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Viễn Đông về những giải pháp cốt lõi phải triển khai để xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.