Không những vậy, có vẻ như công ty này còn không muốn dừng phạm vi tiếp cận của mình. Trong những tuần gần đây, Amazon cho biết họ sẽ chi hàng tỷ đô la cho hai thương vụ mua lại khổng lồ, nếu được chấp thuận, sẽ mở rộng sự hiện diện ngày càng tăng của họ trong cuộc sống của người tiêu dùng.
Mới đây, công ty đang nhắm mục tiêu vào hai lĩnh vực: Chăm sóc sức khỏe, thông qua việc mua lại One Medical trị giá 3,9 tỷ USD và lĩnh vực “smarthome”, nơi họ có kế hoạch mở rộng sự hiện diện vốn đã hùng mạnh của mình thông qua thương vụ sáp nhập 1,7 tỷ USD với iRobot, nhà sản xuất máy hút chân không Roomba robot phổ biến.
Mặc dù Amazon đã từng nổi tiếng với cơ sở dữ liệu người dùng khổng lồ của mình, nhưng cả hai vụ sáp nhập mới này đang làm dấy lên những lo ngại về quyền riêng tư lâu dài trong cái cách mà Amazon thu thập dữ liệu và những gì họ làm với nó. Ví dụ, dòng mới nhất của Roomba robot sử dụng các cảm biến lập bản đồ và ghi nhớ sơ đồ mặt bằng của ngôi nhà của người sử dụng.
Ron Knox, một nhà phê bình của Amazon, làm việc cho nhóm chống độc quyền, Institute for Local Self-Reliance, cho biết: “Amazon sẽ có được bộ dữ liệu khổng lồ do Roomba Robot thu thập về nhà của mọi người, và thông qua tất cả các sản phẩm khác mà họ bán cho người tiêu dùng”.
Nhưng, trên thực tế phạm vi tiếp cận của Amazon còn vượt xa hơn thế. Một số ước tính cho thấy gã khổng lồ bán lẻ kiểm soát khoảng 38% thị trường thương mại điện tử của Mỹ, cho phép họ thu thập dữ liệu chi tiết về sở thích mua sắm của hàng triệu người Mỹ và nhiều hơn thế nữa trên toàn thế giới. Trong khi đó, các thiết bị Echo của hãng, bao gồm trợ lý giọng nói Alexa, đã thống trị thị trường loa thông minh của Mỹ, chiếm khoảng 70% doanh số bán hàng, theo ước tính của Consumer Intelligence Research Partners.
Ring, được Amazon mua lại vào năm 2018 với giá 1 tỷ USD, giám sát các ngưỡng cửa và giúp cảnh sát truy tìm tội phạm, thậm chí ngay cả khi người dùng có thể không biết. Đặc biệt, tại một số cửa hàng Amazon và Whole Foods, công ty đang thử nghiệm công nghệ quét lòng bàn tay cho phép khách hàng thanh toán các mặt hàng bằng cách lưu trữ dữ liệu sinh trắc học trên đám mây, làm dấy lên lo ngại về rủi ro vi phạm dữ liệu mà Amazon đã cố gắng đảm bảo.
Và ngay cả khi những người tiêu dùng chủ động “tránh mặt” Amazon, thì họ vẫn có khả năng chẳng thoát được cái vòi bạch tuộc của gã khổng lồ công nghệ này, Amazon từ lâu đã cùng với Google, thống trị dịch vụ điện toán đám mây với AWS.
Ian Greenblatt, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu công nghệ tại công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu người tiêu dùng JD Power cho biết: “Thật khó để tìm thấy một tổ chức nào khác có nhiều điểm tiếp xúc đối với một cá nhân như Amazon”.
Trong khi Kristen Martin, giáo sư đạo đức công nghệ tại Đại học Notre Dame, nhận định: “Đối với các công ty như Amazon, việc thu thập dữ liệu không chỉ vì lợi ích của dữ liệu. Họ đang cố gắng vẽ một bức tranh rộng hơn về một cá nhân”.
Các nhà phân tích đang cố gắng đánh giá Amazon ở một khía cạnh khách quan nhất. Nhưng, hầu hết họ đều cho rằng, không giống như Meta và Google, tập trung chủ yếu vào việc bán quảng cáo, Amazon có thể được lợi nhiều hơn từ việc thu thập dữ liệu vì mục tiêu chính của họ là bán sản phẩm.
Alex Harman, giám đốc chính sách cạnh tranh của nhóm chống độc quyền Dự án An ninh Kinh tế nước Mỹ cho rằng: “Đối với Amazon, dữ liệu sẽ khiến bạn phải mua nhiều hơn và bị khóa chặt vào những thứ của họ”.
Nhìn chung, Amazon ngày càng đáng sợ…