Kỹ năng sống

7 món đồ tuyệt đối không cho vào máy rửa bát

1. Dao bếp

Mặc dù dao bằng thép và gốm nói chung an toàn khi cho vào máy, nhưng sức nóng có thể khiến chúng trở nên xỉn màu và kém hiệu quả.

Đây là lý do tại sao tốt hơn là bạn nên rửa dao bằng tay và mài giũa chúng thường xuyên để đảm bảo bền lâu hơn. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với lưỡi máy xay sinh tố.

2. Thìa, thớt gỗ

Bất cứ thứ gì bằng gỗ đều không thể cho vào máy rửa bát, bất kể đó là loại gỗ gì.

Nhiệt độ cao có thể làm cho các vật dụng này bị vỡ và tách ra. Vì vậy, mọi người nên rửa những vật dụng này riêng bằng cách chà và rửa nhanh.

3. Đồ chống dính

7 món đồ tuyệt đối không cho vào máy rửa bát - Ảnh 1.

Máy rửa bát có thể làm mòn các bề mặt chống dính.

Chảo chống dính và các vật dụng chống dính khác nên được rửa và làm khô bằng tay.

Điều này là do máy rửa bát có thể làm mòn các bề mặt chống dính, dẫn đến món ăn tiếp theo của bạn sẽ dính vào chảo.

Bạn cũng nên kiểm tra khay nướng được làm bằng gì trước khi rửa chúng trong máy. Nếu là thép không gỉ và nhôm anot hóa thì không sao nhưng nếu là gang hoặc nhôm thông thường thì cần phải rửa bằng tay.

4. Ly/cốc bằng pha lê

Mặc dù các vật dụng này có thể an toàn trong máy rửa bát nếu thực hiện đúng các biện pháp phòng ngừa, nhưng theo khuyến cáo thì không nên.

Theo thời gian, chất tẩy rửa mài mòn có thể đánh dấu hoặc tạo vết xước cho pha lê.

Tuy nhiên, nếu bạn thực sự phải rửa ly/cốc pha lê trong máy, hãy sử dụng chất tẩy rửa dịu nhẹ hơn và đảm bảo rằng không có vật dụng nào trong số này chạm vào nhau trước khi đặt máy vào chu kỳ nhiệt độ thấp.

5. Dụng cụ nấu bằng đồng, nhôm hoặc gang

Mặc dù nồi và chảo bằng đồng và nhôm có thể là một lựa chọn thẩm mỹ đáng yêu cho nhà bếp của bạn nhưng chúng nên được rửa bằng tay.

Chỉ những vật dụng bằng nhôm được anot hóa mới có thể rửa bằng máy rửa chén vì chúng có một lớp oxit bảo vệ. Nếu không, các chất tẩy rửa mạnh có thể làm cho nhôm bị xỉn màu và chuyển sang màu đen.

6. Cốc cà phê hoặc chai nước cách nhiệt

Nhiệt độ cao liên tục có thể làm cho lớp đệm chân không của các món đồ này bị hỏng, ảnh hưởng đến khả năng tái sử dụng của chúng.

7. Nắp nồi áp suất

Nồi của nồi áp suất có thể được đặt trong máy rửa bát nhưng nên nhớ không bao giờ đặt nắp nồi áp suất vào.

Nhiệt độ cao và các tia nước mạnh có thể làm hỏng cơ chế làm kín, khiến nồi áp suất trở nên hỏng hóc về lâu về dài.

Theo yahoo.com

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Con gái thường xuyên đau ốm bất thường, mẹ sinh nghi liền đưa đi khám bác sĩ: Vừa nghe chẩn đoán thì bật khóc vì hối hận

Nhiều người ví trẻ em như những bông hoa. Muốn hoa nở, người trồng phải liên tục tưới bón cẩn thận. Quá trình giáo dục trẻ cũng như vậy. Cha mẹ cần liên tục 'tưới bón', tức là chăm sóc, dạy dỗ cẩn thận, đem đến cho trẻ sự ấm áp.