Cứ mỗi khi bạn vung tay quá trán mua sắm những món đồ đắt giá hay nhìn vào số dư tài khoản sau mỗi mùa giảm giá thì ý định tiết kiệm và đầu tư thêm lại được nhen nhóm trong đầu. Tuy nhiên, để tiết kiệm được nhiều và đầu tư có hiệu quả thì không phải ai cũng dễ dàng làm được.
Dù bắt tay vào làm việc gì thì việc lên kế hoạch và tham khảo lời khuyên từ chuyên gia không bao giờ là thừa cả. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn 7 lời khuyên hữu ích đến từ những chuyên gia trong ngành để giúp bạn sớm xây dựng được một kế hoạch tiết kiệm, đầu tư sinh lời trong tương lai.
1. Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Việc đặt mục tiêu tiết kiệm 5 triệu sẽ khác với 50 triệu hay 100 triệu. Ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch tiết kiệm bạn cần xác định rõ mục tiêu tiết kiệm bằng một con số cụ thể.
Việc đặt ra mục tiêu cũng có nghĩa là bạn cần biết chính xác lợi nhuận cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra, từ đó đánh giá được mục tiêu có hợp lý hay không. Lúc này, bạn có thể tiến hành xây dựng kế hoạch đầu tư với những con số cụ thể về lợi nhuận và thời hạn thực hiện.
Bạn cần đạt mục tiêu tiết kiệm rõ ràng khi lên kế hoạch.
2. Đánh giá được khả năng tiết kiệm của bản thân
Để có thể tiết kiệm được nhiều hơn thì bạn cần xác định rõ khả năng tiết kiệm của bản thân. Vì vậy, trước hết bạn cần tính ra những khoản chi phí cố định như bảo hiểm, thuê nhà, tiền lãi vay… Từ đó, bạn sẽ tính ra được con số tiết kiệm nằm trong khả năng của bản thân.
Bạn cần trừ đi những chi phi cố định để có thể tính ra khả năng tiết kiệm của bản thân.
3. Kiểm soát chi phí
Có rất nhiều người trong số chúng ta không biết rõ rằng tiền của bản thân đã đi đâu, đã được chi vào những khoản nào. Ví dụ như việc bạn sẽ bị trừ tiền phí cho các loại thẻ ngân hàng. Do đó, bạn nên cắt giảm các loại thẻ không sử dụng đến thường xuyên để không bị mất phí sử dụng một cách lãng phí.
Để kiểm soát chi phí tốt bạn nên kế hoạch chi tiêu để hạn chế đến mức thấp nhất các khoản chi phát sinh. Chẳng hạn như việc lên danh sách các món đồ cần mua trước khi đi chợ, đi siêu thị sẽ giúp bạn tránh được trường hợp chọn mua tùy hứng, vượt ngân sách chi tiêu.
Việc kiểm soát chi phí cũng là cách để bạn có thể tiết kiệm được nhiều hơn và nhanh hơn.
4. Tính toán lợi nhuận
Khi đã xác định được mục tiêu cụ thể và khả năng tiết kiệm của bản thân, bạn sẽ tính toán được tỉ lệ lợi nhuận cần thiết. Việc chỉ để tiền trong tài khoản sẽ khiến đồng tiền của bạn mất dần giá trị do lạm phát qua từng đấy. Đấy cũng là lý do bạn cần phải lên kế hoạch đầu tư.
Sau khi xác định mục tiêu và khả năng tiết kiệm, bạn sẽ tính ra được lợi nhuận để đạt mục tiêu đã đề ra trong khoảng thời gian nhất đinh.
Lên kế hoạch đầu từ cụ thể cho bạn biết rõ lợi nhuận và mục tiêu đạt được trong khoảng thời gian đặt ra. Từ đó, cho biết rằng mục tiêu mà bạn đặt ra có thể đạt được hay không. Ví dụ như với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng cùng tình trạng lạm phát tại nước ta thì qua các năm, lợi nhuận bạn đạt được chắc chắn không phải là một con số khả quan. Do đó, bạn cần phải lựa chọn một hình thức đầu tư khác lý tưởng hơn.
Tính toán được lợi nhuận, bạn sẽ có được đánh giá liệu có thực hiện được mục tiêu đã xác định hay không.
5. Xác định rủi ro đầu tư
Mỗi hình thức đầu tư đều tồn tại những rủi ro nhất, khả năng sinh lời tốt luôn đi kèm với rủi ro cao. Bạn cần xác định được mức độ rủi ro trước khi lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với bản thân nhất.
Nếu bạn là một người thận trọng, ngại chấp nhận rủi ro cao thì thị trường chứng khoán không phải là một lựa chọn tốt dành cho bạn. Thay vào đó, bạn có thể cân nhắc đến các kênh đầu tư an toàn như mua trái phiếu, mua vàng, gửi tiết kiệm,...
Mọi hình thức đầu tư đều đi kèm với mức rủi ro tương ứng.
6. Lựa chọn đúng thời điểm để đầu tư thích hợp
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng bạn phải mua vào đúng thời điểm. Điều này đòi hỏi ở bạn một sự nhạy bén nhất định với tình hình kinh tế và cập nhật kịp thời tin tức.
Ví dụ như bạn lựa chọn kênh đầu tư vàng, vậy thì cần nhắc đến giá trị mua vào và bán ra. Trong thời gian giá vàng tăng giá, bạn cần cân nhắc thật cẩn thận để xác định đó là thời điểm thích hợp để bán ra hay tiếp tục mua vào và chờ đợi giá vàng được đẩy lên cao hơn.
Để lựa chọn đúng thời điểm, bạn cần có chút nhạy bén với thị trường và tình hình kinh tế.
7. Đa dạng các kênh đầu tư
Mọi nhà đầu tư đều biết đến câu “Đừng bỏ hết trứng vào cùng một rổ.” Việc dồn hết vào đầu tư cho một hình thức duy nhất có thể sẽ khiến bạn mất trắng. Do đó, để giảm rủi ro khi đầu tư cũng như tạo thêm cơ hội sinh lời thì việc đa dạng hóa các kênh đầu tư là việc làm cần thiết.
Thay vì dồn việc đầu tư vào một kênh, bạn nên chia ra thành nhiều kênh khác nhau để giảm tỉ lệ rủi ro.
Cùng với việc thực hiện những lời khuyên trên thì bạn cũng cần lưu ý xem bản thân có đủ hiểu biết về tài chính và khả năng quản lý các khoản đầu tư. Nếu như khả năng còn hạn chế, lúc này bạn cần tìm đến sự hỗ trợ của các cố vấn tài chính.