1. Amazon Prime Video
Ứng dụng chính thức ra mắt vào năm 2014, tuy nhiên, phải 3 năm sau Amazon Prime Video mới có mặt trên Google Play. Chưa dừng lại ở đó, Amazon lại mất khoảng 5 năm để đưa sản phẩm của họ lên tivi thông minh (sử dụng hệ điều hành Android) hoặc Chromecast.
Vào năm 2022, Amazon Prime Video thực sự là một dịch vụ phát video trực tuyến tốt, và công ty chỉ mất khoảng 10 năm với những sai lầm khó chịu để đạt được điều đó.
2. Cheetah Mobile
Hầu hết các ứng dụng của công ty đều tệ vì nhiều lý do khác nhau. Đơn cử như Clean Master, ứng dụng này có lượt tải rất khủng nhưng nó không hoạt động đúng như những gì nhà sản xuất công bố. Nói tóm lại, các ứng dụng tăng tốc chỉ khiến điện thoại nhanh hết pin và giảm hiệu suất.
Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Cheetah Mobile còn vướng vào rất nhiều tranh cãi liên quan đến việc theo dõi người dùng quá mức. Công ty bị cáo buộc sử dụng bot để mô phỏng người thật nhằm lừa tiền của các đối tác quảng cáo.
Hiện Google đã cấm Cheetah Mobile và gỡ bỏ các ứng dụng của họ, bao gồm cả AnTuTu với lý do trải nghiệm người dùng kém.
3. ES File Explorer
ES File Explorer đã từng là một trong những ứng dụng tuyệt vời nhất trên Android, cho phép người dùng quản lý tập tin và xem nhanh các loại dữ liệu.
Tuy nhiên, vào năm 2016 các nhà phát triển đã phát hành một trong những bản cập nhật tồi tệ nhất. Họ không chỉ đưa quảng cáo vào phiên bản miễn phí của ứng dụng mà còn bắt đầu thêm các tính năng tăng tốc điện thoại, như đã mô tả ở trên, chúng không thực sự hoạt động.
Mọi thứ ngày càng đi xa hơn khi quảng cáo lại xuất hiện ở màn hình khóa. Vào năm 2019, một lỗ hổng quan trọng đã được phát hiện, sau đó Google Play đã nhân cơ hội này để đưa ES File Explorer vào danh sách cấm.
ES File Explorer sau đó cũng bị cấm tại Ấn Độ khi quốc gia này ban hành lệnh cấm ứng dụng Trung Quốc vào năm 2020. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể tải ứng dụng từ trang web chính thức với giá 9,99 USD/tháng.
4. Facebook
Dù là ứng dụng phổ biến trên Android và iOS nhưng Facebook có khá nhiều rắc rối, đơn cử như giao diện người dùng lộn xộn, ngốn pin, nhiều quảng cáo, chiếm dung lượng lưu trữ…
Vài năm trước, Facebook đã tách Messenger thành ứng dụng riêng biệt, cồng kềnh và tốn tài nguyên, và nếu có điều gì tệ hơn Facebook thì đó là Messenger.
Facebook liên tục xuất hiện trong danh sách các ứng dụng ngốn pin, bất kể người dùng đã vô hiệu hóa tính năng chạy nền. Bên cạnh đó, công ty còn bị điều tra vì những vụ bê bối, làm rò rỉ dữ liệu như Cambridge Analytica.
Các vấn đề liên tục xảy ra liên tục đã khiến dư luận khó chịu, và lượng người dùng Facebook bắt đầu sụt giảm lần đầu tiên vào năm 2022.
5. Google Allo
Google Allo bị cạnh tranh bởi chính Google Hangouts, vào thời điểm đó, Allo thiếu hụt khá nhiều tính năng so với các ứng dụng tương tự trên Internet, điều này đã khiến ứng dụng không thể cạnh tranh và dần dần bị Google khai tử.
6. Move to iOS
Đây là ứng dụng riêng của Apple, hỗ trợ người dùng Android chuyển dữ liệu sang iPhone. Tuy nhiên, ứng dụng gặp khá nhiều lỗi ngớ ngẩn và chỉ đạt 2,7 sao trên Google Play.