Trường thọ là chủ đề được nhiều người nhắc đến, nó là mục tiêu mà ngay từ thời cổ đại con người đã theo đuổi đến nay.
Tuy nhiên, muốn có tuổi thọ lâu dài không chỉ một sớm một chiều là có thể đạt được, mà còn cần sự tích lũy từ nhiều yếu tố khác nhau.
Gần đây, qua nghiên cứu, người ta đã công bố 6 hành động thiết thực để xây dựng được một tuổi thọ cao, đó là:
1. Xây dựng thói quen ngủ trưa
Nhịp sống căng thẳng diễn ra thường xuyên khiến chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, vì vậy ngủ trưa là một cách thiết thực nhất để đảm bảo cho việc phục hồi thể lực và xóa tan đi những lo âu.
Ngủ trưa có thể góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong toàn cơ thể. Khi mới thức dậy, người cao tuổi chỉ nên từ từ đứng dậy, để tránh trường hợp lượng máu cung cấp cho não không kịp, gây chóng mặt.
2. Vệ sinh nơi ở
Giữ phòng sạch sẽ, vệ sinh nơi ở và sắp xếp đồ đạc gọn gàng có thể giúp xoa dịu tâm trạng khiến cơ thể được thư thái.
Bạn cần nên chú ý đến hướng thông gió trong nhà, đảm bảo cung cấp đủ oxi, tránh hít quá nhiều những không khí ngột ngạt tồn đọng trong nhà, khiến đường hô hấp dễ bị viêm nhiễm.
Ngày nay, nhiều bạn trẻ thường có thói quen ra đường thì ăn mặc sang trọng, đẹp đẽ, nhưng về phòng trọ thì giống như bãi rác, lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày không được dọn dẹp cẩn thận mà lại để cùng đồ đạc xung quanh, khiến môi trường trong phòng bị ô nhiễm nặng.
Mà một khi sống trong môi trường ô nhiễm quá lâu, chúng ta rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn, khiến cơ thể mất đi sức đề kháng, còn ảnh hưởng xấu đến tâm trạng.
3. Phơi nắng
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình sản xuất vitamin D cho cơ thể. Điều này là kiến thức thường thức, hầu như ai cũng biết đến.
Nếu hàm lượng vitamin trong cơ thể cao, nó có thể giữ cho các tế bào được trẻ hóa.
Thường xuyên phơi nắng đúng cách có thể giúp cơ thể hấp thụ được canxi, tăng cường chức năng của xương, ngăn ngừa loãng xương,...
Nên nhớ: Đừng chọn thời điểm nắng gắt!
4. Ít ăn vặt
Ngoài ba bữa ăn chính, hãy hạn chế ăn vặt, đặc biệt là những loại bánh kẹo hay nước ngọt có ga, sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng không tốt nếu ăn quá nhiều những thứ này.
Thức ăn trong ba bữa chính nên được duy trì một lượng phù hợp và cân đối.
Đừng ăn quá nhiều đồ ăn vặt để tránh làm tăng gánh nặng cho ruột và dạ dày. Khi cơ thể phải cố gắng hấp thụ quá nhiều lượng chất dinh dưỡng, sẽ dễ dẫn đến béo phì, tích mỡ, hơn nữa còn làm tổn thương tỳ vị, dạ dày, không có lợi cho sức khỏe.
5. Tâm trạng vui vẻ
Người xưa hay có câu: "Tâm bệnh khó chữa được." Nỗi buồn sẽ triệt phá sức khỏe của bạn, nếu bạn càng buồn lâu, càng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng.
Thế nên, một tâm trạng vui vẻ là thứ đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ.
Khi tinh thần chúng ta mệt mỏi, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy giảm mạnh, do đó dễ dẫn đến các bệnh về thể chất, thậm chí là bệnh mãn tính.
Người có thái độ vui vẻ sẽ dễ bằng lòng với thực tại, họ hạnh phúc và lạc quan với mọi việc. Dù có đối diện với khó khăn vẫn lạc quan và tích cực.
Chính vì vậy, họ có thể sống an lạc, tránh được những nguy hiểm tiềm tàng làm hại đến sức khỏe.
6. Vận động thích hợp
Tập những bài tập thể dục phù hợp, vừa phải với sức khỏe sẽ giúp phục hồi thể chất và trí lực, giảm căng thẳng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời giúp cơ thể kéo dài tuổi thọ.
Vào những ngày lạnh, nên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, Thái cực quyền, chạy bộ,...
Đừng tập luyện gắng sức, vì nó không tốt cho sức khỏe mà còn gây hại đến cơ thể. Cái gì "quá" cũng đều không hay, mọi thứ nên duy trì ở một mức độ vừa phải!
Muốn sống lâu, bạn cần nên duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh và ăn uống điều độ. Tránh thức khuya, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá.