Sức khỏe

5 không khi ăn tiết lợn luộc

Tiết lợn luộc có thể ăn riêng lẻ hoặc cho vào một số món như bún bò Huế, bún ngan, cháo lòng... Khi được chế biến đúng cách, tiết lợn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng như protein, sắt và vitamin B12. Để tận dụng tối đa tác dụng của loại thực phẩm này, bạn nên lưu ý những điều sau: 

Không mặc định tiết luộc chín là an toàn tuyệt đối

Nhiều người cho rằng chỉ cần luộc tiết là có thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn hay ký sinh trùng. Tuy nhiên, nếu tiết không được bảo quản đúng cách trước khi nấu thì luộc cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ. Nếu tiết bị nhiễm bẩn hoặc pha với nước không sạch trước khi luộc, vi khuẩn vẫn có thể tồn tại.

tiet heo.jpg
Tiết có thể ăn riêng hoặc kèm một số món như bún, miến, cháo. Ảnh minh họa: Ban Mai

Không nên hâm lại nhiều lần

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, tiết lợn luộc có kết cấu mềm, dễ vỡ. Việc đun lại nhiều lần không chỉ làm giảm độ ngon mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhất là khi món ăn đã để ở nhiệt độ phòng quá lâu.

Vi khuẩn như Bacillus cereus có thể phát triển trong món ăn để nguội và tạo ra độc tố không bị phá hủy khi hâm lại. Ngoài ra, việc đun nóng nhiều lần làm giảm giá trị dinh dưỡng món ăn, tiết có thể trở nên dai, cứng hoặc bị vỡ vụn.

Không nên ăn nếu tiết có mùi lạ hoặc nhớt

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tiết lợn luộc đạt chuẩn thường có mùi thơm nhẹ, không tanh, kết cấu mềm nhưng không vỡ. Nếu thấy tiết có mùi hôi, chua, tanh hoặc bề mặt nhớt, bạn không nên ăn.

Lý do là tiết rất dễ hỏng do giàu đạm và nước, để ở nhiệt độ phòng quá lâu sau khi luộc sẽ thúc đẩy vi khuẩn phát triển. Dù được nấu trong canh hay cháo, tiết hỏng vẫn có thể gây ngộ độc.

Không nên ăn quá nhiều 

Tiết lợn chứa nhiều cholesterol và purin, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nếu ăn quá nhiều như tăng áp lực lên thận. Với người mắc bệnh gout, purin chuyển hóa thành axit uric, làm tăng cơn đau nhức khớp. Bởi vậy, người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn lượng vừa phải, mỗi lần khoảng 30-50g. 

Ai không nên ăn 

- Người bị mỡ máu cao hoặc mắc bệnh tim mạch: Ăn tiết lợn thường xuyên có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL), dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim.

- Người mắc bệnh gout: Theo tạp chí Y học New England, tiết lợn chứa nhiều purin - khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Lượng axit uric cao có thể gây đau khớp do gout.

- Người bị bệnh thận: Hàm lượng purin và protein cao trong tiết có thể gây áp lực lên thận yếu, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

- Phụ nữ mang thai: Nếu tiết không được chế biến đảm bảo vệ sinh, có thể nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.

- Người có hệ tiêu hóa hoặc gan yếu: Theo Đông y, tiết là thực phẩm “nặng”, người có hệ tiêu hóa kém hoặc chức năng gan suy giảm nên tránh.

Các tin khác

Dấu hiệu mới về bất động sản vùng ven Hà Nội

PGS, TS. Trần Đình Thiên cho biết, những dấu hiệu đó là sự chuyển đổi từ mô hình đô thị lõi sang hệ thống đô thị nối dài với các tỉnh như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên đang đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Mô hình đại đô thị tích hợp công nghiệp dịch vụ, đô thị xanh thông minh nghỉ dưỡng bắt đầu hình thành.

Giá vàng, USD đồng loạt giảm

Sáng nay (16/5), giá vàng trong nước giảm mạnh khiến các “nhà vàng” nới rộng khoảng cách mua vào - bán ra. Giá USD ngân hàng về sát mốc 26.000 đồng/USD.

Chỉ một cơn đau bụng, người đàn ông đối mặt tử thần trong gang tấc

Khi đang sinh hoạt tại nhà, ông H.T.L (57 tuổi, ngụ tại Long An) bất ngờ đau bụng dữ dội, bụng căng chướng, kèm theo nôn ói liên tục. Trước tình trạng ngày càng nghiêm trọng, người nhà đã nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng mệt lả, vật vã vì đau và không thể xì hơi.

Vì sao 5 triệu hộ kinh doanh "ngại lớn"?

Đóng vai trò không nhỏ trong nền kinh tế, nhưng tỷ lệ hộ kinh doanh chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp vẫn còn rất khiêm tốn. Đâu là nguyên nhân khiến các hộ kinh doanh này dường như "không chịu lớn"?