Kỹ năng sống

5 đặc điểm tính cách của người hướng ngoại

Người hướng ngoại lấy năng lượng từ các tương tác xã hội. Nếu bạn thích gặp gỡ những người mới, nếu một sự kiện xã hội lớn khiến bạn cảm thấy tràn trề năng lượng và đổi mới, thì bạn có thể là một người hướng ngoại.

Hướng ngoại là một thuật ngữ mô tả một khía cạnh của tính cách được đặc trưng bởi hành vi và tương tác xã hội. Những người hướng ngoại là những người hòa đồng, quyết đoán, ấm áp, năng động và luôn tìm kiếm sự phấn khích.

Về mặt tích cực, người hướng ngoại được cho là người nói nhiều, thích hành động, nhiệt tình, thân thiện và ưu tiên các tương tác xã hội. Về mặt tiêu cực, những người này được mô tả là người thích sự chú ý, dễ phân tâm và không thể ở một mình.

Dưới đây là 5 đặc tính đặc trưng của người hướng ngoại.

1. Thích được trò chuyện

Người hướng ngoại không chỉ thích nói chuyện với bạn bè, người thân, đồng nghiệp, mà họ còn thích bắt chuyện với cả những người hoàn toàn xa lạ. Người hướng ngoại thích gặp gỡ những người mới và tìm hiểu về cuộc sống của họ.

Không giống như những người hướng nội có xu hướng suy nghĩ trước khi nói, những người hướng ngoại có xu hướng nói như một cách để khám phá và sắp xếp những suy nghĩ và ý tưởng của mình.

Những người hướng ngoại thường có khá nhiều bạn bè, vì họ rất giỏi trong việc gặp gỡ và bắt đầu một cuộc trò chuyện với người mới. Người hướng ngoại thực sự thích bầu bạn với người khác, và việc kết bạn đối với họ trở nên rất dễ dàng.

5 đặc điểm tính cách của người hướng ngoại - Ảnh 1.

2. Được truyền cảm hứng từ việc giao lưu tương tác xã hội

Những người hướng ngoại cảm thấy tích cực và tràn đầy cảm hứng sau khi dành thời gian cho người khác. Họ thường có xu hướng thích những tương tác xã hội và họ thực sự nhận được năng lượng từ những cuộc trò chuyện.

Khi người hướng ngoại dành nhiều thời gian ở một mình, họ thường bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, trống rỗng. Nếu được lựa chọn giữa dành thời gian ở một mình và dành thời gian với những người khác, người hướng ngoại hầu như sẽ luôn chọn dành thời gian cho một nhóm người.

3. Thảo luận các vấn đề của bản thân

Khi đối mặt với một vấn đề, những người hướng ngoại thích thảo luận về vấn đề và các lựa chọn khác nhau với người khác. Nói về những vấn đề của bản thân giúp cho người hướng ngoại có thể khám phá vấn đề sâu hơn và tìm ra được lựa chọn nào tốt nhất cho mình.

Sau một ngày làm việc dài và khó khăn, trò chuyện với bạn bè hoặc gia đình khiến họ bớt căng thẳng hơn.

4. Thân thiện và dễ tiếp cận

Những người hướng ngoại rất thích tương tác với người khác nên những người xung quanh thường thấy họ là người dễ mến và dễ gần. Trong một bữa tiệc, người hướng ngoại sẽ là người đầu tiên đến gặp những vị khách mới và giới thiệu. Người hướng ngoại thường rất dễ dàng kết bạn mới.

5. Cởi mở

Trong khi những người hướng nội bị coi là người khép kín và xa cách, thì những người hướng ngoại lại được cho là rất cởi mở và gần gũi. Họ sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình với người khác. Do đó, nhiều người thường thấy người hướng ngoại dễ làm quen hơn.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

ĐBQH Vũ Tiến Lộc: "Mục tiêu của đấu thầu đất không phải là thu nhiều tiền mà cần có giá hợp lý nhất"

Đại biểu Vũ Tiến Lộc, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, đấu thầu trong lĩnh vực đất đai không đặt mục tiêu cao nhất là thu được nhiều tiền mà cần có mức giá hợp lý nhất, kiềm chế giá đất ở mức phù hợp để người dân có nhà và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.