Nuôi con trai giống như thuần hóa một con thú, bạn không cần dùng quá nhiều sức lực, chỉ cần đi đúng hướng. Nếu gia đình có bé trai, tại sao bạn không thử 4 quy tắc giáo dục vàng dưới đây để nuôi dạy một cậu bé nên người.
1. Ủng hộ
“Boy don’t cry” là một bộ phim Canada kể về một cậu bé luôn được giáo dục rằng “con trai thì không được khóc, phải dũng cảm”. Khi cậu bé lớn lên, cha mẹ cậu lúc nào cũng dạy cậu cách trở thành một chàng trai dũng cảm.
Ví dụ: Khi cậu hơi nhút nhát, người mẹ sẽ nói “con hãy dũng cảm lên, không được nhát gan như vậy”. Khi cậu buồn và khóc, người cha nói “tại sao con khóc, một người đàn ông không được khóc”.
Trong quan điểm của nhiều cha mẹ, con trai thì không thể yếu đuối, không nhút nhát và không khóc nhè. Trẻ luôn được dạy phải trở thành một người đàn ông mạnh mẽ, có trách nhiệm, chẳng ai quan tâm tới trái tim mong manh cần được giải phóng những cảm xúc tiêu cực và bao bọc bởi tình yêu thương.
Cuối cùng, trẻ sẽ hình thành tính cách thờ ơ, thiếu tin tưởng, không muốn thể hiện bản thân, học cách giả vờ lạnh lùng, hiếm khi bộc lộ cảm xúc thật… Một đứa trẻ đánh mất đi chính mình trong quá trình lớn lên bởi những “xiềng xích” từ cha mẹ, chúng sẽ không thể dũng cảm, tự tin và dám thể hiện cái tôi của mình.
Việc để một cậu bé nhận thức được tầm quan trọng của mình trong một mối quan hệ rất quan trọng, bởi nó có thể giúp trẻ hình thành khả năng suy nghĩ độc lập. Sự tự tin của trẻ cần xuất phát từ sự yêu thương, ủng hộ của cha mẹ.
2. Xây dựng các mối quan hệ
Nếu cha mẹ muốn một cậu bé tự tin vào chính mình, điều quan trọng là để chúng tự nhận thức về bản thân.
Tự nhận thức là gì? Khi đứa trẻ phát triển đến một giai đoạn, nó sẽ hỏi: “Tôi là ai? Tôi đang ở đâu?” Đây là sự tự thức về bản thân.
Đây là giai đoạn rất nhạy cảm vì nó sẽ quyết định trẻ sẽ trở thành người như thế nào trong tương lai.
Cha mẹ không hiểu về giai đoạn nhạy cảm của sự tự ý thức sẽ nghĩ rằng, trẻ ích kỷ, cố ý, bướng bỉnh và thiếu hiểu biết.
Trên thực tế, đây đều là những điều mà trẻ phải trải qua trong quá trình lớn lên. Những hành vi trẻ thể hiện cha mẹ không thể hiểu được cũng là điều bình thường.
Ở giai đoạn này, cha mẹ cần giúp đỡ trẻ đúng cách để chúng hiểu đầy đủ về bản thân, tự nhận thức cảm xúc, tự đánh giá, tự lập kế hoạch… bao gồm nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và học cách điều chỉnh cảm xúc của mình.
Việc con cái tin tưởng cha mẹ từ tận đáy lòng là điều rất quan trọng. Chỉ bằng cách cho trẻ biết rằng, chúng luôn ở trong trái tim của cha mẹ, chúng sẽ đặt cha mẹ vào trái tim của mình và sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ trong lòng.
3. Khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc
Không thể phủ nhận rằng, ngay cả đứa trẻ nhỏ nhất cũng có cảm xúc.
Tuy nhiên, nếu trẻ không biết thể hiện cảm xúc của mình, cha mẹ hiểu được suy nghĩ thực sự của con cái, điều này có thể dẫn tới việc cha mẹ vô tư làm những việc khiến trẻ ghét với mục đích tốt.
Nếu trẻ đang chơi trò chơi hoặc xem TV, hãy ngồi bên cạnh và thể hiện sự quan tâm đến việc con đang làm, nhưng đừng làm gián đoạn việc con đang chơi.
Hoặc cha mẹ có thể quan tâm tới con hơn như hỏi “con thích nghe bài hát nào”, “con thích ăn gì”…
Mục đích của việc làm này không phải là yêu cầu trẻ giải thích bất cứ điều gì, mà là để trẻ cảm thấy rằng cha mẹ đang chú ý đến mình. Sự chú ý này thể hiện sự quan tâm chân thành.
Một khi trẻ cảm thấy được tin cậy, được lắng nghe, quan tâm, chúng sẽ cởi mở và gắn bó với cha mẹ hơn.
4. Điều chỉnh hành vi
Con trai thường nghịch ngợm, hiếu động nên có xu hướng bốc đồng trong một số việc và làm những hành động thái quá.
Lúc này, cha mẹ cần đặt ra ranh giới để trẻ học cách kiềm chế hành vi của mình. Nói một cách đơn giản, đó là đặt ra các quy tắc cho trẻ.
Khi đặt ra quy luật cho con, bạn có thể tham khảo 5 quy luật tâm lý sau:
- Hiệu ứng Pandora: Bạn càng cấm trẻ làm gì thì chúng càng muốn làm điều đó.
- Quy tắc leo cầu thang: Leo cầu thang cũng tương tự như việc thiết lập các quy tắc, cần diễn ra một cách từ từ. Các chuẩn mực hành vi được xây dựng từ nhỏ tới lớn, từ dễ đến khó.
- Hiệu ứng cửa sổ vỡ: Khi ai đó làm vỡ kính cửa sổ trong một tòa nhà, nếu nó không được sửa chữa kịp thời, những cửa sổ khác có thể bị vỡ nhiều hơn. Nhiều bậc cha mẹ luôn chọn cách làm ngơ khi thấy con có hành vi xấu ở mức độ nhỏ. Tuy nhiên, nếu thói quen xấu không được kiểm soát có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ sau này.
- Quy luật của đồng hồ: Có nghĩa là khi bạn chỉ đeo 2 chiếc đồng hồ, bạn có thể biết được mấy giờ rồi. Nhưng khi đeo 2 chiếc đồng hồ vào những thời điểm khác nhau, bạn khó mà xác định được đó là mấy giờ. “Luật đồng hồ” đang nói với chúng ta rằng muốn giáo dục con cái thì cha mẹ cần thống nhất quan điểm dạy con.
- Hiệu ứng cái lò: Khi các quy tắc được thực thi, không thể không có phần thưởng và hình phạt. Bởi vì quy định phạt giống như một cái lò nóng, người ta không dám chạm vào một cách dễ dàng.
Vì vậy, khi đưa ra các quy tắc với trẻ, cha mẹ cần giải thích các quy tắc thưởng và phạt. Hãy cho bọn trẻ biết chúng sẽ chấp nhận hình phạt nào nếu mắc lỗi. Đặc biệt, việc phạt không nên sử dụng bạo lực, đánh đập, thay vào đó là phạt làm việc nhà, không mua món đồ chơi trẻ thích ngay mà cần phải đợi.