Ngày nay, khoa học không ngừng tìm kiếm những cách thức, biện pháp để tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của con người nhưng chính chúng ta lại gây hại cho sức khỏe và tự rút ngắn tuổi thọ của chính mình bằng những thói quen xấu mỗi ngày. Hãy ngừng việc tự làm suy giảm chất lượng cuộc sống của mình bằng cách loại bỏ 4 lười sau đây:
1. Ngồi lâu, lười tập thể dục
Lười tập thể dục là thói quen rút ngắn tuổi thọ của bạn. Một loạt các nghiên cứu được đăng trên Lancet cho biết cứ 10 người chết sớm thì có 1 người chết là do không tập thể dục. Nghiêm trọng hơn, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi năm có gần 250.000 ca tử vong do lười vận động.
Ảnh minh họa: Internet
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những người ngồi một chỗ trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi người thường vận động. Thói quen ngồi lâu, ít vận động không chỉ ảnh hưởng đến thắt lưng, cột sống cổ mà còn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, não bộ,...mà theo thời gian, thói quen này sẽ gây hại không nhỏ cho tuổi thọ của bạn.
Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất năm 2008 dành cho người Mỹ, người lớn cần hoạt động thể chất cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần. Hầu hết những người có lối sống ít vận động không đáp ứng được khuyến nghị này. Do đó, tất cả mọi người nên hình thành thói quen kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn bảo vệ tốt cho sức khỏe cũng như kéo dài tuổi thọ của mình.
2. Lười ăn sáng
Bỏ ăn sáng là thói quen hầu như ai cũng mắc phải và cần sửa đổi ngay lập tức bởi đây là thói quen vô cùng tai hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa: Internet
Sau một đêm dài, cơ thể cần khá nhiều năng lượng mới nạp vào để chuẩn bị hoạt động cho ngày mới. Cơ thể bị "đói" không chỉ khiến tinh thần giảm sút, cơ thể mệt mỏi, uể oải mà còn gây hại rất lớn cho dạ dày. Không những thế, nhịn ăn sáng sẽ làm cho mật không có thức ăn để tiêu hóa, lâu dài dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ mật tiết ra sẽ dễ gây ra tình trạng sỏi mật.
Hơn nữa còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường type 2, viêm loét dạ dày, suy giảm miễn dịch, béo phì, táo bón... Do đó, cố gắng tranh thủ thời gian ăn sáng đầy đủ là cách bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ tốt nhất cho chúng ta. Khi ăn sáng lưu ý nên ngồi ngay ngắn, ăn một cách chậm rãi và thư thả. Cố đừng gây áp lực cho dạ dày khi ăn sáng gấp gáp, cuống cuồng.
3. Lười đi ngủ sớm
Thức khuya đã trở thành thói quen phổ biến đối với giới trẻ hiện nay, tuy nhiên, dù bạn thức khuya vì bất kỳ lý do gì thì chắc chắn việc thức đêm không hề có lợi cho sức khỏe của bạn, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây giảm tuổi thọ hàng đầu.
Ảnh minh họa: Internet
Thức khuya trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến nhịp điệu giấc ngủ bình thường, gây mất ngủ theo thói quen mà còn làm gián đoạn hoạt động bình thường của các cơ quan khác nhau trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình lão hóa của cơ thể, do đó ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Với người trưởng thành, nếu không ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày thì sự trao đổi chất trong cơ thể bạn sẽ chậm lại. Đồng thời, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bị suy giảm và gây cản trở khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp đi lặp lại liên tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của một người.
4. Lười uống nước
Nước chiếm khoảng 75% cơ thể chúng ta, trong các tế bào, giữa các tế bào, trong mạch máu…Người ta có thể nhịn ăn trong nhiều ngày nhưng không thể nhịn uống trong vài ngày vì sẽ bị tử vong.
Nước giúp cơ thể thực hiện các chức năng cần thiết như duy trì nhiệt độ ổn định, bôi trơn các khớp, cung cấp nguồn khoáng chất, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Vì vậy, việc giữ cho cơ thể luôn đủ nước là rất quan trọng, tuy nhiên, nhiều người vẫn không cung cấp đủ lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Việc uống nước không đủ sẽ khiến cơ thể mất nước, dẫn tới nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác liên quan đến sức khỏe như huyết áp sẽ hạ thấp, nhịp tim tăng dẫn đến lưu lượng máu đến não chậm. Đặc biệt, nguyên nhân hàng đầu gây ra sỏi thận cũng là do cơ thể thiếu nước.
Thiếu nước trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, hạn chế khả năng đào thải độc tố. Đồng thời, tốc độ oxy hóa tế bào sẽ nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây giảm tuổi thọ.
Trung bình một người trưởng thành mỗi ngày cần khoảng 2 lít nước.Tuy nhiên, nhu cầu nước của mỗi người hằng ngày khác nhau tùy theo tuổi tác, thân nhiệt, cân nặng, cường độ vận động, làm việc, thời tiết...Song để giữ lượng nước của cơ thể cân bằng, chúng ta cần phải uống một lượng nước đủ để thay thế phần mất đi qua bài tiết.
Hãy uống nước thường xuyên để cơ thể được khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và ngăn ngừa lão hóa. Đừng thấy khát mới uống nước, bởi khát không phải là dấu hiệu "chuẩn" để làm căn cứ uống nước. Ở người cao tuổi hay người gặp một số bệnh, cảm giác khát giảm hay không thấy khát nhưng cơ thể vẫn ở tình trạng thiếu nước. Đừng để đến lúc cơ thể kêu cứu mới bổ sung nước thì đã quá muộn.
(Tổng hợp)