Tuy nói cha mẹ yêu thương con cái vô điều kiện, nhưng dù sao cũng sẽ luôn có một số kỳ vọng nhất định. Cho nên, khi con có 4 biểu hiện này, đồng nghĩa là con bạn có tố chất học giỏi, bạn phải chú ý định hướng học tập cho con thật tốt.
Dấu hiệu con bạn là một nhân tài
1. Thích đặt câu hỏi
Trên thực tế, có rất nhiều trẻ em thích đặt câu hỏi cho người lớn, đến nỗi khiến một số phụ huynh cảm thấy phiền vô cùng, chúng tựa như cuốn sách 1.000 câu hỏi vì sao vậy. Khi gặp một số chuyện con hỏi tại sao, cha mẹ cần phải giải đáp đàng hoàng, nếu như chỉ vì phiền mà cha mẹ quát tháo con, thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính tò mò học hỏi của trẻ.
Vì con thích tìm hiểu, quan sát, nghiên cứu nên mới đặt ra những câu hỏi như vậy. Cho nên các bậc cha mẹ phải giải thích cho con thật đàng hoàng, phải kiên nhẫn hơn với những câu hỏi của con, ngay cả khi không biết thì cha mẹ cũng nên tra cứu đáp án để giải đáp giúp trẻ, có vậy thì con mới có thể hăng hái học tập hơn, trẻ yêu thích việc học thì tự nhiên chúng cũng sẽ phát huy hết năng suất của mình vào nó, từ đó việc học sẽ có kết quả xuất sắc.
2. Thích đọc sách
Có một số trẻ em rất hiếu động, hoạt bát, ngồi không yên, luôn chạy qua chạy lại. Nhưng chỉ cần chúng gặp một cuốn sách, thì sẽ rất vui vẻ đọc nó rất chăm chú và yên tĩnh, bởi vì những điều đáng học hỏi từ sách đã thu hút chúng. Khi đọc sách, trẻ cũng có thể trau dồi khả năng tập trung của mình, đồng thời, sách cũng có thể cho trẻ mở ra không gian tưởng tượng nhiều hơn.
3. Độc lập
Trẻ có thói quen tự lập từ nhỏ, điều này giúp ích rất nhiều cho quá trình trưởng thành của trẻ. Trẻ có tính độc lập cao thường thích tự mình làm, không thích dựa dẫm vào người lớn, những việc có thể tự giải quyết thì chúng sẽ không gây phiền hà cho người lớn.
Những đứa trẻ này khi gặp phải vấn đề sẽ có thói quen suy nghĩ độc lập và tìm cách giải quyết, trừ khi thực sự không hiểu thì mới nhờ người lớn giúp đỡ.
Trong tương lai, khi gặp bài khó ở trường, trẻ cũng có thể tự suy nghĩ để tìm đáp án, điều này sẽ giúp trẻ hình thành thái độ yêu thích nghiên cứu và sẵn sàng học hỏi.
4. Biết cách tổng kết thất bại
Khi gặp thất bại, một số em sẽ biết tự kiểm điểm, tổng kết, phân tích những điều mình chưa làm tốt, tự nhắc nhở lần sau không phạm phải nữa. Nguồn gốc của hành vi này là do trẻ có yêu cầu cao đối với bản thân và tinh thần cầu tiến mạnh mẽ. Nếu trẻ có thể học cách tóm tắt lý do thất bại, trẻ sẽ tự nhiên ngày càng tốt hơn, và cuối cùng trở thành một học giả vượt trội hơn người.
Cách bồi dưỡng khả năng học tập của con
Trên thực tế, nhiều đứa trẻ rất thông minh và xuất sắc, điều cốt yếu là ở cách cha mẹ hướng dẫn con cái. Sau đây, tôi sẽ mách bạn một vài cách để bồi dưỡng khả năng học tập của con ngay từ bé!
1. Tạo môi trường gia đình hòa thuận, lành mạnh
Môi trường gia đình có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự trưởng thành của trẻ, những đứa trẻ lớn lên trong môi trường gia đình không tốt thường có một số vấn đề về nhân cách như mặc cảm, hoang tưởng, tự nổi loạn, thậm chí cãi nhau với cha mẹ và đi vào con đường xấu.
Muốn con phát triển nhân cách tốt hơn thì cha mẹ phải dành cho con đủ tình yêu thương, tạo môi trường gia đình lành mạnh, hòa thuận, để con cái có quá trình trưởng thành hạnh phúc. Khi con cái gặp khó khăn, thất bại, cha mẹ hãy cung cấp sự hỗ trợ và an ủi, khi con cái thành công, cha mẹ có thể chia sẻ niềm vui với con cái để tạo động lực cho con trên con đường tiếp theo.
2. Phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ
Đầu vào ngôn ngữ tốt là một cách hiệu quả để giúp trẻ thông minh. Bằng cách này, đầu vào sẽ thúc đẩy đầu ra, các bài văn của trẻ sẽ có tổ chức và thuyết phục hơn, sự rõ ràng của tư duy cũng sẽ được nâng cao.
Vì vậy, cha mẹ cần trò chuyện với con nhiều hơn để tăng vốn từ vựng mà con nghe được. Nếu bạn không có thời gian để nói chuyện với con hoặc không biết trò chuyện gì thêm ngoài các vấn đề cũ như ăn uống ngủ nghỉ thì việc mua sách tranh về cho bé đọc là một biện pháp hữu hiệu dành cho bạn. Trong các cuốn sách có tranh ảnh sống động sẽ tăng sự kích thích đối với trẻ, ngoài ra vốn từ vựng rộng rãi trong sách cũng sẽ giúp con phát triển tốt khả năng ngôn ngữ của mình.
Học ngôn ngữ là bước đầu tiên và quan trọng nhất để trẻ hiểu và thiết lập sự tiếp xúc với thế giới, nếu thiếu vốn từ vựng ngôn ngữ trong cuộc sống, trẻ sẽ khó có được những hoạt động tư duy phức tạp hơn.
3. Các trò chơi giáo dục phù hợp có thể tăng cường trí nhớ cho trẻ
Có một quan điểm cho rằng cha mẹ không nên mua quá nhiều đồ chơi cho con cái. Nhưng đồ chơi không phải xấu toàn bộ, có một số đồ chơi mà cha mẹ nên cho con đụng đến từ khi còn nhỏ như cờ vua, đánh bài, cờ tướng và cờ vây,... cũng như một số trò chơi giáo dục khác là xếp hình, xếp khối, mê cung, thẻ tô màu,... bạn có thể để trẻ tập trung chơi những trò chơi này khi rảnh rỗi ở trường mẫu giáo và thậm chí là tiểu học. Có rất nhiều minh tinh vì muốn con phát triển tư duy tốt nên đã mua cho con cả tủ đồ chơi xếp hình lego, xếp cao như một tòa lâu đài.
Thay vì để trẻ tiếp xúc với điện thoại di động và các trò chơi trực tuyến quá sớm, tốt hơn bạn nên cho trẻ một khoảng không gian để sử dụng tay và não của mình trong cuộc sống thực.
4. Tăng cường khả năng tập trung của trẻ ngay từ khi còn nhỏ
Sự tập trung là nền tảng của học tập và quyết định 80% hiệu quả học tập. Không biết mọi người có phát hiện hay không? Với sự nâng cao của đời sống vật chất và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khả năng tập trung của trẻ dường như đã ngày càng kém đi.
Trẻ em tiểu học đã không thể ngồi yên trong lớp, không thể chuyên chú lắng nghe, thích nói chuyện trong giờ học, luôn trì hoãn và làm bài tập chậm chạp,... đó đều là những biểu hiện của việc kém tập trung. Vấn đề này nên được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn.
Cha mẹ nên trau dồi và tăng cường khả năng tập trung cho con ngay từ khi còn nhỏ, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của con. Như một nhà giáo dục từng nói, cách tốt nhất để học là giữ cho học sinh tập trung vào việc học.
Do đó, có thể thấy rằng sự tập trung thực sự quan trọng hơn kiến thức! Khả năng tập trung học tập càng tốt thì hiệu quả học tập sẽ càng cao.