Kỹ năng sống

4 bộ phận của cá không nên ăn

Tóm tắt:
  • Không nên ăn lớp nhầy bên ngoài da cá vì chứa vi khuẩn và chất bẩn, ảnh hưởng đến hương vị.
  • Lớp màng đen trong bụng cá tích tụ tạp chất, bị cạo bỏ để tránh mùi tanh và hiểm họa sức khỏe.
  • Ruột cá chứa ký sinh trùng và độc tố, gây nguy cơ nhiễm khuẩn, nên loại bỏ hoàn toàn khi chế biến.
  • Mật cá có chất độc hại, có thể gây ngộ độc, đặc biệt nguy hiểm ở cá nóc.
  • Cần chú ý loại bỏ những bộ phận này để đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến cá.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Đại học Bách khoa Hà Nội, cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng khi chế biến và sử dụng, một số bộ phận của cá cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lớp nhầy bên ngoài da cá

Lớp màng nhầy trên da cá hỗ trợ cá di chuyển linh hoạt, đặc biệt ở các loài cá da trơn. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và chất bẩn từ môi trường nước.

Dù không gây ngộ độc nhưng lớp nhầy này có thể ảnh hưởng đến độ sạch và hương vị món ăn. Vì vậy, khi sơ chế, nên cạo bỏ lớp nhầy này bằng dao hoặc rửa kỹ với nước sạch để loại bỏ mùi tanh và đảm bảo vệ sinh.

Lớp màng đen trong bụng cá

Lớp màng đen bám trong bụng cá chính là nơi tích tụ bùn đất và tạp chất trong quá trình cá sinh trưởng. Nếu không làm sạch, nó có thể gây mùi tanh khó chịu và không tốt cho sức khỏe.

Lớp màng này không chứa dinh dưỡng, nên tốt nhất nên cạo bỏ hoàn toàn khi sơ chế cá.

Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh hoạ)

Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh hoạ)

Ruột cá

Ruột cá là nơi chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng như giun, sán và các độc tố từ môi trường nước. Do đó, việc ăn ruột cá có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên loại bỏ hoàn toàn bộ phận này khi chế biến.

Mật cá

Mật cá chứa một số chất độc có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc nghiêm trọng. Trên thực tế, nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu do vô tình nuốt phải mật cá.

Đặc biệt, ở một số loài cá như cá nóc, độc tố trong mật cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chóng mặt, buồn nôn, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi sơ chế cá, cần tránh làm vỡ mật để bảo vệ sức khỏe.

Nhìn chung, cá là thực phẩm tốt nhưng cần chú ý trong khâu chế biến để đảm bảo an toàn. Việc loại bỏ các bộ phận không phù hợp sẽ giúp món ăn ngon hơn và hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

An toàn điện trong trường hợp động đất - Cẩm nang bảo vệ gia đình và tài sản

Động đất là một trong những thảm họa thiên nhiên có thể gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản. Không chỉ ảnh hưởng đến công trình xây dựng, mà còn tiềm ẩn nguy cơ về cháy nổ, rò rỉ điện do hệ thống dây điện bị hư hỏng. Do đó, hiểu biết và áp dụng các biện pháp an toàn điện trong và sau động đất là vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng, gia đình và tài sản.