Sức khỏe

3 không khi ăn ngao

Ngao chứa nhiều protein nạc, ít chất béo, cung cấp lượng vitamin B12 phong phú cần thiết cho chức năng thần kinh và quá trình tạo hồng cầu. Ngao cũng giàu sắt, phòng ngừa thiếu máu, có axit béo omega-3 hỗ trợ tim và não khỏe mạnh; kẽm và selen - hai khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch, chống oxy hóa. Để thu được tối đa lợi ích của ngao, bạn cần lưu ý 3 điểm sau:

Không chế biến món ăn từ ngao đã chết 

Chế biến món ăn từ ngao đã chết là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm từ hải sản. Ngao (cũng như các loại nhuyễn thể như sò, hàu) rất dễ hỏng. Khi ngao chết, các mô bên trong sẽ nhanh chóng phân hủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh.

Bạn nên chọn những con ngao có vỏ cứng, ngậm chặt miệng, cầm nặng tay. Nếu ngao nhẹ tênh, dùng tay tách ra dễ dàng là ngao đã chết. Đối với những con ngao há miệng, nếu bạn chạm tay vào, chúng ngậm miệng lại thì chứng tỏ còn sống. Bạn cũng nên loại bỏ các con đã nứt hoặc vỡ vỏ. Nguyên tắc vàng khi xử lý hải sản là: "Nếu nghi ngờ, hãy bỏ đi", đừng vì tiếc vài con mà đánh đổi sức khỏe.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), ăn ngao chết có thể gây buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, sốt và trong trường hợp nặng dẫn đến biến chứng nguy hiểm, đặc biệt đối với người có hệ miễn dịch yếu.

ngao ngan.jpg
Ngao là thực phẩm bổ dưỡng nhưng có một số lưu ý khi chế biến. Ảnh: Ban Mai

Không nấu ngao quá chín

Nhiều người lo ngại việc ăn hải sản chưa chín kỹ - điều này là chính xác. Tuy nhiên, nấu ngao quá chín cũng là một sai lầm. Khi ngao bị nấu quá lâu, cấu trúc protein trong thịt ngao sẽ co rút quá mức khiến thịt dai, khô và khó ăn. Điều này không chỉ làm mất hương vị mà còn làm giảm giá trị dinh dưỡng vốn có của món ăn.

Nấu ngao quá lâu ở nhiệt độ cao có khả năng phá vỡ các vitamin nhóm B (đặc biệt là vitamin B12), phân hủy chất béo omega-3 có lợi cho tim mạch và chống viêm, đồng thời khiến một số khoáng chất như sắt và selen tuy còn tồn tại nhưng khó hấp thụ hơn vào cơ thể.

Cách tốt nhất để nấu ngao là hấp, vì dễ kiểm soát nhiệt độ và thời gian; chỉ cần đun sôi nước, cho ngao vào nồi, đậy nắp và hấp ở lửa vừa khoảng 5-10 phút, khi ngao vừa mở vỏ nên vớt ra ngay để tránh bị dai.

Ai không nên ăn ngao? 

- Người bị dị ứng hải sản: Những người dị ứng với hải sản tuyệt đối không nên ăn ngao. Dị ứng có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng như nổi mề đay, sưng phù, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ.

- Người có hệ miễn dịch suy yếu: Bệnh nhân ung thư, người ghép tạng, người nhiễm HIV/AIDS dễ bị nhiễm khuẩn vibrio vulnificus - một loại vi khuẩn có thể tồn tại trong ngao sống hoặc chưa nấu chín.

- Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai cần ăn ngao nấu chín hoàn toàn và lượng hợp lý vì ngao sống chứa vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho thai nhi.

- Người mắc bệnh gan hoặc tiểu đường: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, người mắc bệnh gan, tiểu đường hoặc ung thư có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nghiêm trọng nếu ăn ngao chưa chín kỹ.

- Trẻ nhỏ: Hệ miễn dịch của các bé (đặc biệt nhóm dưới 5 tuổi) còn non yếu, rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Nếu muốn cho trẻ ăn ngao, cần đảm bảo ngao được nấu chín kỹ và chia thành khẩu phần phù hợp với độ tuổi. 

Các tin khác

Sau nhà phố, biệt thự đến lượt đất nền phía Tây TPHCM chạy đua bung hàng, cả thị trường địa ốc đang sợ lỡ nhịp “sóng” mạnh nhất năm 2025?

Đúng như dự đoán trước đó, việc sáp nhập tỉnh, thành trở thành động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản tại các địa phương. Đối với doanh nghiệp, đây là cơ hội khó bỏ lỡ để “đi trước đón đầu” trong thế vận mới của thị trường địa ốc.

Từ 1/7, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 25% trên tiền lương: Thay đổi lớn ảnh hưởng hàng triệu người

Từ ngày 1/7/2025, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, tổng tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là 25% trên tiền lương làm căn cứ đóng, với nhiều thay đổi quan trọng về cách tính mức đóng, thời hạn nộp và quyền lợi giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Sacombank đồng hành cùng hộ kinh doanh trong giai đoạn chuyển mình

Chuyển đổi mô hình kinh doanh, quy định mới về thuế, ứng dụng công nghệ và quản lý dòng tiền - những khái niệm mà nhiều cá nhân, tiểu thương, hộ kinh doanh tại Việt Nam đang bắt đầu tiếp cận, làm quen trong bối cảnh chính sách thuế có nhiều thay đổi.

1.500 tỷ đồng cho "bộ não" cao tốc

TP - Dự án Trung tâm Quản lý giao thông thông minh quốc gia đặt tại Cục Đường bộ Việt Nam có tổng mức đầu tư 1.500 tỷ đồng, sử dụng 100% vốn đầu tư công, được kỳ vọng là “bộ não” của toàn tuyến cao tốc.

Biến không khí thành nước uống ngay cả ở sa mạc khô cằn nhất

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Massachusset (MIT) của Mỹ đã tạo ra một "lớp màng bong bóng" công nghệ cao có khả năng thu thập nước uống an toàn trực tiếp từ không khí, ngay cả ở Thung lũng Chết, sa mạc khô cằn nhất Bắc Mỹ.

Giá vàng biến động dữ dội, dự báo sắp tới ra sao?

Giá vàng thế giới tăng 2% trong tuần qua, bất chấp dữ liệu kinh tế tích cực. Đồng USD suy yếu và rủi ro nợ công khiến nhà đầu tư đổ vào vàng như một kênh trú ẩn an toàn. Vậy giá vàng sắp tới sẽ diễn biến thế nào?