Chứng khoán

2 quỹ đầu tư cổ phiếu hiếm hoi có hiệu suất dương sau 8 tháng

Tháng 8 ghi nhận tháng tăng trưởng tốt nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ 11/2021 nhờ vào việc thị trường chứng khoán Mỹ duy trì xu hướng đi lên trong 2 tuần đầu tháng. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8, VN-Index đứng ở mức 1.280,51 điểm, tương ứng tăng 74,18 điểm (6,15%) so với cuối tháng 7.

Tuy nhiên, VN-Index đã giảm 14,5% so cuối năm trước. Phần lớn các quỹ đầu tư cổ phiếu tại thị trường Việt Nam đều ghi nhận tỷ suất sinh lời âm, thậm chí có quỹ KINDEX VTNM30 FUT LEV ETF H (quỹ ETF sử dụng chỉ số hợp đồng tương lai đầu tiên của Việt Nam VN30 Futures) ghi nhận tỷ suất thấp nhất với mức âm 40,9%. Song trong số đó, vẫn có một số quỹ hoạt động tốt hơn thị trường, thậm chí còn có 2 quỹ tăng trưởng dương trong bối cảnh toàn thị trường giảm điểm trong 8 tháng. Đó là quỹ đầu tư cổ phiếu tăng trưởng VCBF (VCBF-MGF) với hiệu suất 2,6% và quỹ đầu tư cân bằng tuệ sáng VinaCapital (VinaCapital-VIBF) với hiệu suất 1,7%. Xét về quy mô, 2 quỹ này chưa đạt mốc nghìn tỷ đồng khi giá trị tài sản ròng (NAV) tại thời điểm cuối tháng 8 ở mức lần lượt là 293,3 tỷ đồng và 710 tỷ đồng.

2 quỹ đầu tư cổ phiếu hiếm hoi có hiệu suất dương sau 8 tháng - Ảnh 1.

Dữ liệu: NDH tổng hợp

VCBF-MGF với hiệu suất 2,6%

VCBF-MGF là quỹ mở được ra mắt vào 2/12 năm ngoái, thuộc quản lý của công ty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank (VCBF) - công ty liên doanh giữa Vietcombank và Tập đoàn đầu tư đa quốc gia Franklin Templeton Investments (FTI). Chứng chỉ quỹ VCBF-MGF được phân phối bởi VCBF và FMARKET – công ty trực thuộc CTCP Fincorp được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép phân phối quỹ mở vào năm 2018. Ngân hàng giám sát VCBF-MGF là Standard Chartered Bank.

VCBF-MGF có chiến lược đầu tư là xây dựng một danh mục đa dạng các cổ phiếu niêm yết trên HoSE và HNX, nằm trong rổ VNMIDCAP (có giá trị vốn hóa thị trường vừa) và có tiềm năng tăng trưởng cao. VCBF-MGF kết hợp cả chiến lược đầu tư tăng trưởng và chiến lược đầu tư giá trị, dùng phương pháp phân tích từ dưới lên (bottom up). Quỹ chú trọng tạo ra sự tăng trưởng giá trị tài sản trong trung và dài hạn, do đó phù hợp với nhà đầu tư với thời gian đầu tư từ 3-5 năm hoặc lâu hơn.

Ban Điều hành VCBF-MGF có 2 người, gồm bà Nguyễn Thị Hằng Nga, Thạc sĩ Thương mại (MCom), CFA với 20 năm kinh nghiệm đầu tư và kiểm toán, và bà Dương Kim Anh, Thạc sĩ Kinh tế Tài chính và Ngân hàng với 21 năm kinh nghiệm đầu tư và tư vấn đầu tư.

Theo thông tin VCBF-MGF công bố, tại thời điểm cuối tháng 7, 91,58% danh mục quỹ là cổ phiếu, còn lại là hợp đồng tiền gửi (6,45%); tiền và các loại tài sản khác (1,97%). Danh mục quỹ phân bố nhiều nhất vào mảng tài chính với 33,4%, theo sau là các ngành khác (18,5%); hàng hóa, dịch vụ công nghiệp (13,7%); và hàng gia dụng không thiết yếu (12,5%).

2 quỹ đầu tư cổ phiếu hiếm hoi có hiệu suất dương sau 8 tháng - Ảnh 2.

Dữ liệu: VCBF-MGF

Top 5 cổ phiếu có giá trị cao nhất bao gồm STB (11,9%), CTD (7,2%), VTP (5,4%), QNS (4,7%) và NLG (4,2%). Trong danh sách này, khi xét về giá từ đầu năm chỉ có cổ phiếu QNS tăng trưởng với mức 5,7%, còn lại đều ghi nhận thị giá giảm, CTD giảm 34%, NLG giảm 34%, STB giảm 21,3%, và VTP giảm 12,2%.

VinaCapital-VIBF với hiệu suất 1,7%

VinaCapital-VIBF là quỹ mở được quản lý bởi VinaCapital, thành lập ngày 2/7/2019 với tần suất đầu tư hàng ngày. Quỹ đầu tư cân bằng giữa cổ phiếu và trái phiếu với chiến lược phân bổ 50:50. Như vậy, quỹ này có mức rủi ro trung bình, phù hợp với nhà đầu tư mong muốn hưởng lợi từ tiềm năng tăng giá cổ phiếu và giảm thiểu rủi ro trước biến động thị trường nhờ danh mục trái phiếu.

Mục tiêu đầu tư của quỹ là tăng trưởng giá trị tài sản ròng trung và dài hạn (từ 2 năm đến 5 năm) và tạo thu nhập ổn định cho nhà đầu tư. Theo thông tin VinaCapital-VIBF công bố, quỹ tập trung đầu tư vào danh mục các cổ phiếu của các công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững, có thị phần lớn, năng lực quản trị tốt, tình hình tài chính vững mạnh và đang được định giá hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Ngoài ra, quỹ còn đầu tư vào trái phiếu, giấy tờ có giá và các sản phẩm có thu nhập cố định khác.

2 quỹ đầu tư cổ phiếu hiếm hoi có hiệu suất dương sau 8 tháng - Ảnh 3.

Dữ liệu: VinaCapital-VIBF.

Ban Điều hành quỹ có 3 người, với Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc khối đầu tư là bà Nguyễn Hoài Thu, CFA. Trên cương vị này, bà Thu quản lý và giám sát hoạt động đầu tư của các quỹ mở và các danh mục đầu tư ủy thác trong nước và quốc tế của VinaCapital.

Bà Thu có 19 năm kinh nghiệm về thị trường vốn châu Á, bao gồm kinh nghiệm làm việc trong ngân hàng đầu tư ở DBS Bank (Singapore) và kinh nghiệm quản lý quỹ đầu tư ở DBS Asset Management (Singapore) và tập đoàn BankInvest (Đan Mạch). Tại Việt Nam, bà Thu từng là đồng sáng lập, Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Đầu tư của Vietnam Asset Management Ltd trước khi gia nhập VinaCapital.

Hai nhà điều hành quỹ là ông Đinh Đức Minh và ông Phạm Minh Thắng, CFA. Ông Minh hiện đang phụ trách quản lý quỹ đầu tư cổ phiếu Hưng Thịnh VinaCapital (VinaCapital-VEOF) và VinaCapital-VIBF. Ông Minh đã có hơn 13 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đầu tư, Trước khi gia nhập VinaCapital vào năm 2016, ông Minh là Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Khách hàng tổ chức tại Chứng khoán SSI và chuyên viên đầu tư tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Còn ông Phạm Minh Thắng, CFA đang phụ trách quản lý quỹ đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh VinaCapital (VinaCapital-VFF) và quỹ đầu tư trái phiếu Thanh khoản VinaCapital (VinaCapital-VLBF) bên cạnh VinaCapital-VIBF. Ông Thắng đã có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích đầu tư và tài chính. Trước khi gia nhập VinaCapital vào năm 2020, ông là Phó phòng đầu tư tại công ty Quản lý quỹ Chubb Life và có kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng ACB và công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam.

2 quỹ đầu tư cổ phiếu hiếm hoi có hiệu suất dương sau 8 tháng - Ảnh 4.

Dữ liệu: VinaCapital-VIBF.

Tại ngày cuối tháng 8, ngoài 3,84% là tiền, danh mục VinaCapital-VIBF phân bổ 48,52% vào cổ phiếu và 47,64% vào chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và tiền gửi ngân hàng. Khi xét theo ngành, tỷ trọng nhóm tài chính chiếm phần lớn với 12,6%, xêp sau là tiêu dùng không thiết yếu (8,4%), vật liệu (8%),… Các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn bao gồm FPT (6,7%), MWG (5,6%), MBB (4,9%). Xét về giá, từ đầu năm đến cuối tháng 8, cổ phiếu FPT tăng 14,1%, MWG tăng 9,6% còn MBB giảm 1,4%.

VinaCapital-VIBF đánh giá có một số trở ngại cho thị trường trong ngắn hạn sau khi VN-Index đã tăng 11,4% từ đáy trong tháng 7 đến hết tháng 8. Chính sách thắt chặt của Fed có thể gây áp lực lên lãi suất và tỷ giá USD/VND. Hạn mức tín dụng thấp hơn kỳ vọng sẽ tác động đến tâm lý của nhà đầu tư, dù không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Tuy nhiên, đơn vị cho rằng tình hình ảm đạm sẽ không kéo dài lâu khi nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong 6 tháng cuối năm nay. Các chuyên gia kinh tế đang nâng dự báo GDP sau khi nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng trong thời gian qua. Ở mức định giá hiện tại với P/E 11,5 lần cho năm 2022, dự báo tăng trưởng EPS đạt 27% trong năm 2022 và 15% trong năm 2023, theo thống kê của Bloomberg, đơn vị cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ mang lại giá trị hấp dẫn cho đầu tư dài hạn.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thị trường nhiễu động, bất động sản pháp lý lâu dài lên ngôi

Những biến động của thị trường địa ốc đến từ động thái rà soát các dự án cũng như đề xuất mới liên quan tới tính thời hạn sở hữu của một số loại hình bất động sản đã làm xê dịch nguyên tắc xuống tiền của giới đầu tư. Trong bối cảnh đó, bất động sản sở hữu pháp lý lâu dài trở thành kênh xuống tiền tối ưu.

Hoiana Residences - Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng hiện đại

Ngành du lịch Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ trở lại sau đại dịch, theo Tổng cục Thống kê, doanh thu du lịch lữ hành 6 tháng đầu năm 2022 tại Quảng Nam tăng 67,8% so với cùng kỳ năm trước đó, thúc đẩy sự khởi sắc trở lại của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Nam Hội An.

Quy hoạch đô thị sông Hồng: Thị trường diễn biến ra sao sau cơn sốt đất?

Mỗi khi có thông tin liên quan tới Quy hoạch đô thị sông Hồng, thị trường bất động sản các khu vực liên quan đều xảy ra hiện tượng sốt đất. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, một số người dùng đòn bẩy tài chính đã chấp nhận cắt lỗ và giao dịch tại khu vực cũng giảm mạnh so với trước.

Làm việc 4 ngày/tuần không còn là "giấc mơ", 86% công ty ở quốc gia này muốn áp dụng ngay lập tức

Các nhà tuyển dụng đã chuyển sang lịch làm việc 4 ngày với 32 giờ (thay đổi tuỳ vai trò và ngành nghề) mà không giảm lương nhân viên. Hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức ở Anh tham gia (86%) nói rằng họ có thể sẽ giữ lịch làm việc này sau khi thử nghiệm kết thúc vào tháng 11.

Căn hộ nửa tỷ đồng/m2 “hút” giới nhà giàu Việt

Cùng với tốc độ gia tăng số lượng người giàu tại Việt Nam và nhu cầu sở hữu, chi tiêu cho các sản phẩm xa xỉ, hai dự hai dự án bất động sản hàng hiệu tại TP.HCM và Hà Nội có giá bình quân lần lượt là 14.700 và 25.000 USD/m2 đều đạt tỷ lệ bán từ 70% trên số căn đã mở bán.

Trái phiếu doanh nghiệp chờ ngày bung lò xo

Việc siết chặt quy định xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân sẽ giúp thanh lọc thị trường; bảo vệ nhà đầu tư nhỏ, thiếu kinh nghiệm và bảo đảm thị trường phát triển bền vững trong dài hạn