Một người bạn của tôi tên là Simon, anh ta trẻ tuổi và đầy triển vọng, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư và quản lý tài chính. Khi mới tốt nghiệp, anh ta cũng giống chúng tôi, những người đến từ vùng nông thôn lên thành phố mang theo giấc mơ đổi đời. Nhưng tám năm sau, dựa vào những phương pháp này, anh ta đã thành công mua được 2 căn nhà ở thành phố lớn với giá đất đắt đỏ.
Khi mới ra trường, Simon chỉ là một nhân viên cổ cồn trắng không thể bình thường hơn, thu nhập vài nghìn tệ một tháng. Với nhiều người, số tiền này chẳng là gì để quản lý gì cả, nhưng anh ấy tin rằng nếu có thu nhập thì bạn phải biết quản lý tài chính của mình. Thực tế, nhiều sinh viên đại học vừa tốt nghiệp, cuối cùng cũng có thu nhập riêng, không còn phải nhờ đến tiền của cha mẹ. Một khi gánh nặng tâm lý không còn nữa, họ bắt đầu mua sắm đồ xa xỉ mà chẳng cần lo lắng. Nhưng khi có chuyện, họ không có tiền dư dả nên phải đi vay mượn khắp nơi.
Cho nên, Simon đã rút ra 2 điều vô cùng quan trọng đã giúp anh gây nền tảng trong công cuộc làm giàu của mình.
1. Tầm nhìn có thể xa nhưng hãy chỉ sống trong khả năng của bạn
Mong muốn của con người là vô tận, đặc biệt, những thứ vật chất không thể mang lại hạnh phúc lâu dài cho con người. Sau khi mua một chiếc túi sang trọng, họ muốn phối chúng với một đôi giày hàng hiệu, và sau đó họ muốn nâng cấp mức độ sang chảnh của quần áo và phụ kiện khác sao cho xứng tầm với chiếc túi. Tuy nhiên, biết là đối xử tốt với bản thân là tốt, nhưng đừng bao giờ để mắt cao hơn ví tiền.
(Ảnh minh hoạ)
Tôi có một người bạn từng muốn mua một vài chiếc túi của thương hiệu cao cấp để tự thưởng cho sự chăm chỉ của mình. Với nguồn tài chính của cô ấy, thực sự không có áp lực gì khi mua những chiếc túi này. Sau một thời gian, chiếc túi ấy vẫn ở trên vai cô nhưng khi tôi hỏi cô ấy cảm thấy thế nào, và cô ấy đáp: "Tôi chán nó rồi nhưng phải đeo cho đỡ phí." Bởi rõ ràng, những chiếc túi xa xỉ không thể mang lại cho cô ấy sự hài lòng lâu dài được.
Bạn biết mà, cứ chạy đua theo những thương hiệu cao cấp, nếu tình hình tài chính dư dả thì được coi là thú vui tiêu khiển, nhưng nếu cuộc sống còn bấp bênh thì chẳng khác nào bạn tự đưa mình vào vòng xoáy no con mắt, đói cái bụng không lối thoát.
2. Điều cần nhất trong cuộc sống là sự tự giác, đặc biệt là tự giác tiết kiệm
Dù thu nhập của bạn là ít hay nhiều thì cũng phải được phân bổ hợp lý. Simon nhận được 5.000 nhân dân tệ (khoảng 17 triệu) cho công việc đầu tư. Anh ta đã lên kế hoạch theo cách này: ăn không quá 50 tệ một ngày (khoảng 173 ngàn), tiêu 1.500 tệ/ một tháng (khoảng 5.2 triệu) cho tiền ăn; 500 tệ (khoảng 1.7 triệu) cho phương tiện đi lại; 100 tệ (khoảng 350 ngàn) cho hóa đơn điện thoại, 1.500 tệ (khoảng 5.2 triệu) cho thuê nhà, tổng cộng là 3.600 tệ (khoảng 12.5 triệu).
1.400 tệ (khoảng 4.5 triệu) còn lại, Simon sẽ chia cho các quỹ khác của chính anh ấy. Trong số đó, 400 tệ (khoảng 1.4 triệu) được chuyển vào tài khoản ước mơ (tức là tài khoản mong muốn, có thể được sử dụng để thực hiện một số mong muốn nhỏ, chẳng hạn như ăn một bữa ăn lớn, đi du lịch…), và 1.000 tệ còn lại (khoảng 3.5 triệu) sẽ là khoản tiền tiết kiệm, đầu tư cố định mỗi tháng. Nghe có vẻ tàn nhẫn, nhưng không thể nuôi ước mơ trở nên giàu có nếu không có kỷ luật tự giác. Chỉ bằng cách hy sinh một chút chất lượng cuộc sống ở thời điểm hiện tại và tiết kiệm cho bản thân một chút thì bạn mới có vốn để đầu tư và gia tăng giá trị tài sản của mình cho tương lai.
Nếu một người không có thói quen tiết kiệm và số tiền tiết kiệm được thì không có cách nào nắm bắt được những cơ hội. Simon tin rằng mọi người nên có một con ngỗng đẻ trứng vàng. Cứ cho nó ăn theo lịch trình cố định, để nó lớn lên rồi một ngày nào đó, nó sẽ đẻ được những quả trứng vàng và bạn sẽ nhận được những trái ngọt sau quãng thời gian dài tiết kiệm.
(Ảnh minh hoạ)
Nguồn ảnh: Weheartit