Có một lời khuyên phổ biến mà khá nhiều người biết đến là hãy dẹp bỏ những thói quen xấu, xây dựng thói quen tốt để thành công, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, có những thói quen xấu không phải hoàn toàn gây hại cho bạn, thậm chí nó còn khiến bạn hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công hơn.
1. Thói quen vô tổ chức giúp tăng cường sáng tạo
Với những người bừa bộn, có vẻ như họ đưa ra một lý do khập khiễng để bào chữa cho thói quen xấu của mình rằng như sự lộn xộn giúp họ trở nên sáng tạo. Thật ngạc nhiên khi họ đang nói ra sự thật và các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh điều này. Trong một nghiên cứu của đại học Northwestern, các tình nguyện viên tham gia trò chơi giải đố ô chữ trở nên nhanh hơn trong một căn phòng lộn xộn, trái ngược với căn phòng gọn gàng. Họ cũng vẽ được những hình ảnh sáng tạo hơn khi ở trong một khung cảnh lộn xộn.
Vì vậy thay vì phải giữ gọn gàng tất cả mọi thứ, bạn có thể cho phép mình lộn xộn trong không gian mà bạn cần sáng tạo hơn.
2. Xem Video YouTube dễ thương có thể khiến hiệu suất của bạn cao hơn
Nhiều người cho rằng việc xem những bức tranh hay video dễ thương về động vật trên internet là một sự lãng phí lớn về thời gian. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thói qen này có thể giúp não bộ của bạn trập trung và hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hiroshima cho biết việc xem những hình ảnh động vật, em bé dễ thương kích hoạt bản năng chăm sóc, chia sẻ khiến mọi người chú tâm nhiều hơn vào những nhiệm vụ tiếp theo. Ngoài ra, tiếng cười từ những hình ảnh thú vị này còn giúp làm giảm huyết áp, giảm đau và cơ thể giảm căng thẳng.
3. Cắn móng tay làm tăng miễn dịch
Cắn móng tay của bạn được xem là một thói quen xấu, nhưng đây chỉ vì quan niệm chung của xã hội. Thói quen này xuất phát từ lý do nó giúp tránh cho móng tay quá sắc và làm tổn thương chúng ta. Nhưng ngoài ra nghiên cứu khoa học cho rằng việc tiếp xúc nhỏ với vi khuẩn sẽ giúp tăng khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người có thói quen này, bạn không cần phải bắt đầu tập. Nguyên tắc chung ở đây là việc tiếp xúc với một ít vi khuẩn sẽ có lợi về việc tăng cường sức khỏe, do đó bạn không nhất thiết phải luôn luôn giữ cơ thể sạch sẽ quá mức.
4. Buôn chuyện giúp cải thiện tâm trạng
Buôn chuyện về những người khác có vẻ là một niềm đam mê mang tính toàn cầu. Mọi người không thể cưỡng lại một câu chuyện hoặc một bí mật nào đó, và thậm chí có cả tạp chí dành cho tin đồn về người nổi tiếng trên thế giới. Đây không phải là điều quá tồi tệ, các nhà nghiên cứu tại Đại học Brown phát hiện ra rằng hầu hết tâm trạng của mọi người được cải thiện tới tận 4 giờ sau khi dành 20 phút nói chuyện phiếm với một người bạn. 96% người đã có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng bằng cách này.
Vậy nên bạn hãy tích cực, kết nối với mọi người chứ không phải dùng nó như một cách để đánh giá, phê bình, hoặc nói xấu người khác.
5. Chửi thề làm giảm căng thẳng
Từ bé, bạn được bố mẹ giải thích rằng chửi thề là ngôn từ xấu nhưng thực tế nó có thể khiến bạn cảm thấy tốt hơn nếu bạn đang rơi vào trạng thái căng thẳng. Chửi thề có thể đặc biệt hữu ích tại nơi làm việc, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng. Các nhà khoa học Thụy Điển đã tiết lộ rằng những nhân viên bị đối xử bất công trong công việc và không tìm cách để bày tỏ sự tức giận, khiến họ nhân đôi nguy cơ bị đau tim.
Từ giờ bạn có thể chửi thề đôi chút bị căng thẳng nhưng hãy chắc chắn rằng bạn chỉ sử dụng ngôn từ vừa phải và không quá chướng tai đối với người xung quanh.
6. Ngủ nướng bảo vệ sức khỏe tim mạch
Bạn có thể đang được dẫn dắt bởi niềm tin rằng ngủ sớm và dậy sớm là cách ngủ tốt nhất và cho rằng đây là lời bao biện cho một thói quen xấu. Tuy nhiên trong một nghiên cứu của các chuyên gia nội tiết Nhật Bản cho thấy những người thức giấc trước 5 giờ sáng có thể đặt mình vào nguy cơ mắc bệnh tim machj. Những hiện tượng như xơ cứng động mạch, đau tim, đột quỵ, huyết áp cao, béo phì có nhiều khả năng xảy ra với những người dậy sớm.
Những phát hiện này còn cho rằng nguy cơ xảy cũng tương tự mặc dù thời lượng giấc ngủ có thể như nhau với người dậy sớm và dậy muộn. Một nghiên cứu của đại học Stanford từng kết luận khả năng phục hồi lớn nhất của giấc ngủ xảy ra từ 2-6 giờ sáng.
Vì vậy nếu bạn cũng không nên ép buộc mình giống những người chuyên dậy sớm. Hãy tôn trọng chu kỳ ngủ tự nhiên của bạn bằng cách đi ngủ khi thấy mệt và tự cho phép mình ngủ nhiều hơn nếu thấy cần thiết.
7. Tính sốt ruột cải thiện sự tỉnh táo
Sốt ruột có vẻ giống như một dấu hiệu của sự bất an nhưng khi bạn rơi vào cảm giác này, thực tế bạn đang cố gắng để làm cho não tỉnh táo và tập trung hơn. Cũng như bạn ngáp khi mệt mỏi để mang oxy trong hơn để giữ cho não tỉnh táo, trạng thái sốt ruột cũng có tác dụng tự kích thích tăng cường sự tỉnh táo về tinh thần và thể chất. Ngoài ra nghiên cứu khoa học cũng cho thấy thói quen đặc biệt này còn cải thiện hiệu suất làm việc của trí nhớ.
8. Ném đồ khi giận dữ làm giảm căng thẳng
Sự bùng nổ khi giận dữ có thể thường xuyên xảy ra với một số người. Họ dường như luôn muốn ném tung mọi thứ nếu họ không có được cách giải tỏa của riêng họ. Cách hể hiện này có thể giúp làm giảm căng thẳng một cách lành mạnh và giúp bạn ngăn chặn sự chồng chất thất vọng, từ đó dẫn tới chống lại chính mình. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon cho thấy sự tức giận là một cảm xúc lành mạnh vì nó tạo ra ít hooc-môn cortisol (hooc-môn này làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và có tác động kháng miễn dịch) hơn là sự sợ hãi.
9. Lướt facebook, mạng xã hội khiến bạn chịu trách nhiệm
Nhiều người có thói quen xấu là kiểm tra các trang web truyền thông xã hội của mình ngay bất kỳ khi nào có cơ hội. Nhưng việc có một tại khoản mạng xã hội cũng có thể giúp bạn cư xử tốt hơn và kết dính vào những mục tiêu của mình. Nghiên cứu cho thấy việc công bố thông tin trên mạng xã hội khiến một cá nhân để dễ dàng gắn kết hơn với kế hoạch của mình bởi họ đang có nhiều người dõi theo.
Nếu bạn có một mục tiêu quan trọng mà bạn muốn đạt được, hãy thông báo trên Twitter và Facebook để những người khác có thể giữ cho bạn tinh thần trách nhiệm và cổ vũ bạn.
10. Mơ mộng giúp bạn giải quyết vấn đề
Đôi khi nếu bạn tập trung quá mức với một vấn đề, bạn có thể trở nên bối rối và khó khăn hơn so với trước đó. Suy nghĩ có ý thức đồng nghĩa là bạn có thể trở nên quá cứng nhắc và hạn chế ý tưởng của mình. Trong khi đó, mơ mộng đôi khi được coi là một hình thức của việc trì hoãn hay không cam kết, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng nó thực sự có thể giúp bạn suy nghĩ vượt ra bên ngoài chiếc hộp để giải quyết vấn đề khó khăn.
Những nhà khoa học tại Đại học British Columbia cũng thực hiện quét não của mọi người khi họ mơ mộng và thấy rằng thói quen này kích hoạt những vùng não liên quan tới khả năng giải quyết vấn đề.
(Theo Inc.)