Tài chính

1 loại củ phổ biến ở Việt Nam nhưng đang là "quả bom dinh dưỡng" của thế giới, dự báo gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khiến ít nhất 3 tỷ người ảnh hưởng

Sự khan hiếm hành tây

Lalaine Basa là một chủ cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại phía Bắc Manila, thủ đô của Philippines. Thông thường, bà sẽ mua khoảng 1 cân hành tây để làm món nem cho cửa hàng. Nhưng hiện tại Basa đã phải thay đổi công thức và chỉ sử dụng khoảng 500gram vì giá hành tây tại Philippines tăng quá cao.

Hay tại thành phố Rabat của Ma-Rốc, Fatima - người dân tại đây cho biết cô đã không còn mua hành tây và cà chua vì chúng quá đắt. Thay vào đó, cô sẽ lấy atisô để nấu tagine, một món súp hầm truyền thống. “Thị trường rau củ đang tăng giá mạnh” cô nói.

Hai người phụ nữ ở cách nhau hơn 7.500 dặm (12.000 km) nhưng đều trải qua một thực trạng khan hiếm rau củ, đặc biệt là hành tây. Điều này cho thấy cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu có thể sẽ ở mức đáng báo động: việc sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng của người dân thế giới sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong vài tháng gần đây, giá của những mặt hàng chủ lực như lúa mì và ngũ cốc đã giảm. Tuy nhiên, thị trường rau củ quả - những thực phẩm quan trọng cho một lối sống khỏe mạnh và bền vững lại gặp nhiều biến động. Cụ thể nhất, người dân đang phải đối diện với sự khan hiếm “đặc biệt” của một loại nông sản không ngờ tới: Đó chính là “hành tây”.

1 loại củ phổ biến ở Việt Nam nhưng đang là quả bom dinh dưỡng của thế giới, dự báo gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khiến ít nhất 3 tỷ người ảnh hưởng - Ảnh 1.

Hành tây khan hiếm

Đây là loại củ được trồng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên giá hành tây ở nhiều nước trên thế giới đang tăng vọt, thúc đẩy lạm phát và khiến các quốc gia phải hành động để đảm bảo nguồn cung. Ví dụ như Ma-Rốc, Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm dừng một số hoạt động xuất khẩu. Còn Philippines thì tổ chức tìm hiểu và nghiên cứu vì sao giá cả hành tây lại như vậy.

“Quả bom dinh dưỡng” gây khủng hoảng khắp thế giới

Trong tháng này, Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới cũng đã cảnh báo rằng không chỉ hành tây, thế giới có thể phải đối mặt với sự khan hiểm của cà rốt, cà chua, khoai tây và táo. Tại châu Âu, sau vụ thu hoạch yếu kém ở miền nam Tây Ban Nha và Bắc Phi, nhiều siêu thị ở Anh cũng đã phải giới hạn khẩu phần mua đối với một số loại trái cây và rau củ.

Cindy Holleman, nhà kinh tế cấp cao tại Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cho biết: “Ăn để có được năng lượng (calo) là không đủ. Thành phần dinh dưỡng trong các bữa ăn mới là quan trọng. Chế độ ăn uống thiếu chất có thể dẫn đến các tình trạng suy dinh dưỡng khác nhau”.

Hành tây - một loại củ cực giàu dinh dưỡng và đang là nguyên liệu chính của nhiều món ăn trên khắp thế giới. Nó cũng là loại rau củ được tiêu thụ nhiều nhất sau cà chua. Khoảng 106 triệu tấn hành tây được sản xuất hàng năm. Con số này gần bằng cả cà rốt, củ cải, ớt, tiêu và tỏi cộng lại. Chúng được sử dụng trong hầu hết công thức, từ món cà ri, súp cho đến lớp phủ chiên trên xúc xích ở Mỹ.

Một số nguyên nhân khiến giá hành tây tăng vọt là hậu quả dây chuyền từ lũ lụt ở Pakistan, mùa đông khắc nghiệt, những đợt sương giá làm hư hại nông sản tại các kho dự trữ ở Trung Á và xung đột giữa Nga và Ukraine. Đồng thời, tại Bắc Phi, nông dân phải đương đầu với hạn hán nghiêm trọng và sự gia tăng chi phí hạt giống và phân bón. Hay thời tiết xấu tại Ma-Rốc cũng là một nguyên nhân.

Người bán rau tên Brahim (56 tuổi) đã làm việc ở chợ Ocean, thành phố Rabat hơn 30 năm. Ông nói, việc kinh doanh đã bị chậm lại. “Tôi thường nghĩ chỉ những người đàn ông độc thân mới mua rau củ mỗi thứ 1 loại, đặc biệt là những người không có nhiều tiền. Nhưng bây giờ, những người khách quen từng mua ở sạp tôi 10-15-23 năm mà nay cũng phải hỏi mua một quả cà chua, một củ hành tây hay một củ khoai tây bằng giọng đứt quãng. Câu chuyện đã thay đổi”, Brahim chia sẻ.

Ở Philippines, việc khan hiếm hành tây cũng phần nào làm gia tăng tình trạng thiếu mọi thứ từ muối đến đường trong vài tháng qua. Giá cả trở nên cao một cách vô lý, đến mức trong một thời gian ngắn chúng đắt hơn cả thịt. Có khi còn có hiện tượng các tiếp viên hàng không bị bắt quả tang “tuồn” chúng ra ngoài bán. Vì vậy, tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos Jr. đã có nhiều chính sách đẩy mạnh nhập khẩu để chế ngự lạm phát cao nhất trong 14 năm qua.

Basa, 58 tuổi, có cửa hàng chuyên nấu tiệc cho các buổi sinh nhật hay cỗ cưới gần 3 thập kỷ qua tại tỉnh Bulacan, Philippines nói rằng: “Tôi chỉ sử dụng những mẩu hành tây nhỏ nhất. Tôi phải điều chỉnh số lượng hành tây trong món ăn vì không muốn tăng giá quá cao rồi mất khách”.

1 loại củ phổ biến ở Việt Nam nhưng đang là quả bom dinh dưỡng của thế giới, dự báo gây ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng khiến ít nhất 3 tỷ người ảnh hưởng - Ảnh 2.

Giá hành tây tại nhiều quốc gia tăng cao

Tại Kazakhstan, giá hành tây tăng vọt khiến các nhà chức trách phải khai thác các kho dự trữ trong khi bộ trưởng thương mại của nước này cũng đã kêu gọi mọi người không thu mua hành tây số lượng lớn trong bối cảnh các siêu thị địa phương đang khan hiếm nguồn cung. Bên cạnh đó, Uzbekistan, Kazakhstan và Tajikistan cũng đã cấm xuất khẩu hành tây - những quốc gia tiêu thụ hành tây lớn để làm món ăn truyền thống Qurutob.

Khi rau và trái cây giàu chất dinh dưỡng tăng giá, thu nhập của người dân cũng sẽ phải “vật lộn” để theo kịp khiến chế độ ăn uống lành mạnh ngày càng xa tầm với. Hơn 3 tỷ người có thể sẽ không có đủ khả năng để ăn theo một chế độ ăn uống lành mạnh, theo số liệu gần đây nhất của Liên Hợp Quốc.

Theo Tim Benton, giám đốc nghiên cứu rủi ro của Chatham House, London, sự khan hiếm rau củ sẽ là vấn đề nổi bật trong chương trình nghị sự toàn cầu và dinh dưỡng sẽ được quan tâm hơn. Việc hành tây khan hiếm, giá rau củ tăng như một “quả bom dinh dưỡng” đang nổ chậm. Nếu lên đỉnh điểm và phát nổ, nó có thể gây ra cuộc khủng hoảng “dinh dưỡng kém” trên toàn cầu.

Theo Bloomberg

Cùng chuyên mục

Đọc thêm