Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư (23/3) tuyên bố quốc gia sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới này sẽ sớm yêu cầu các nước "không thân thiện" thanh toán tiền mua nhiên liệu bằng đồng rúp của Nga.
Đây là một trong những bước ngoặt chính trị lớn nhất trong lĩnh vực khí đốt của Nga kể từ khi Liên Xô xây dựng đường ống dẫn khí đốt đến châu Âu từ Siberia vào đầu những năm 1970. Nhiều người cảnh báo động thái này có thể vi phạm hợp đồng.
Yêu cầu trên đã đặt ra những rào cản mới đối với những khách hàng mua khí đốt của Nga, chủ yếu là châu Âu, nơi tiếp nhận khoảng 40% khí đốt từ Nga, phần lớn hiện đang phải trả hóa đơn 200 triệu đến 800 triệu euro (880 triệu USD) mỗi ngày bằng euro và đô la Mỹ. Yêu cầu mới này của Nga làm dấy lên cảnh báo về khả năng xảy ra khủng hoảng khí đốt ở Châu Âu.
Ông Putin đã cho ngân hàng trung ương Nga và các quan chức chính phủ một tuần để tìm ra cách thức chuyển đổi thanh toán sang nội tệ Nga. Công ty khí đốt quốc doanh Nga - Gazprom - cũng được lệnh sửa đổi các hợp đồng của mình để phù hợp với động thái này.
Euro chiếm 58% xuất khẩu của Gazprom, 39% đô la Mỹ và đồng bảng Anh khoảng 3%.
Những người mua khí đốt đang tìm kiếm các hướng dẫn về cách thức thực hiện các khoản thanh toán như vậy, vì Nga và các công ty của họ đang bị trừng phạt vì thực hiện "chiến dịch đặc biệt" ở Ukraine.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner hôm thứ Sáu (25/3) đã khuyến cáo các nhà cung cấp năng lượng Đức không nên trả tiền cho khí đốt của Nga bằng đồng rúp, theo yêu cầu của Moscow.
Vì sao có sự thay đổi này?
Nền kinh tế Nga đã bị giáng những đòn mạnh bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, mặc dù Liên minh châu Âu, nơi phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga, chưa đi đến quyết định hạn chế nhập khẩu năng lượng.
Liên minh châu Âu trong thời gian qua đã nghiên cứu các lệnh trừng phạt và Mỹ, Anh và Canada, những nước đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng trung ương Nga cũng như hoạt động nhập khẩu năng lượng của Nga.
Hiện tại, gần như tất cả các hợp đồng mua khí đốt của Nga được tính bằng đồng euro hoặc đô la Mỹ, theo công ty tư vấn Rystad Energy. Nếu Nga được trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp, nước này có thể tránh được một số lệnh trừng phạt tài chính.
Các khoản thanh toán bằng đồng rúp cũng sẽ giúp kéo đồng tiền này hồi phục trở lại, sau khi bị giảm mạnh, mất 85%, kể từ ngày 24/2 – thời điểm bắt đầu xảy ra xung đột Nga – Ukraine. Ngay sau tuyên bố của ông Putin, rúp Nga đã tăng giá 9% so với USD vào ngày 23/3.
Tại sao kế hoạch này lại có vấn đề?
Châu Âu phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga để sưởi ấm và sản xuất điện. Do đó, các thành viên Liên minh Châu Âu đến nay vẫn đang chia rẽ về việc liệu họ có thể trừng phạt lĩnh vực năng lượng của Nga hay không.
Giá hợp đồng khí đốt tham chiếu ở Châu Âu - tại thị trường Hà Lan – đã tăng đột biến sau tuyên bố của ông Putin, lên mức 44 USD/mmBtu.
Dữ liệu từ nhà điều hành đường ống Gascade cho thấy dòng khí đốt hướng Đông qua đường ống Yamal-Europe từ Đức đến Ba Lan đã giảm mạnh.
Giá khí đốt tại các trung tâm giao dịch của thế giới: Giá tại Hà Lan cao kỷ lục sau thông báo từ Nga.
Adam Posen, người phụ trách Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, gọi đây là "một chiêu trò gây chia rẽ liên minh (EU – Mỹ)". Ông nói rằng nếu các quốc gia nhập khẩu khí của Nga đồng ý với yêu cầu đó thì "liên minh những nước đang cấm vận Nga sẽ bị xói mòn rất nhiều".
Có khả năng chuyển đổi điều khoản hợp đồng không? Chuyển đổi như thế nào?
Các chuyên gia pháp lý cho biết, không có khả năng Nga có quyền đơn phương thay đổi các điều khoản của những hợp đồng đã ký.
"Hợp đồng được thực hiện giữa hai bên và nó thường được tính bằng đô la Mỹ hoặc euro. Vì vậy, nếu một bên đơn phương nói 'không, bạn sẽ trả tiền bằng cách này', chà, điều đó không có hợp đồng", ông Tim Harcourt, nhà kinh tế trưởng của Viện Chính sách Công và Quản trị Đại học Công nghệ Sydney khẳng định.
Các nhà phân tích thuộc Engie EnergyScan cho biết: "Tâm lý chung là, theo các thỏa thuận hợp đồng, nhà cung cấp không thể đơn phương thay đổi đơn vị tiền tệ thanh toán".
Ông Susan Sakmar, giáo sư luật thỉnh giảng tại Đại học Houston và là nhà tư vấn kinh doanh khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho biết: "Không rõ nhu cầu này nghiêm trọng đến mức nào". Bà nói rằng việc tỷ giá đồng đô la và đồng rúp trong tăng trong ngày 23/3 và giá xăng bán buôn ở châu Âu tăng có thể là điểm mấu chốt. "Sẽ mất nhiều thời gian để có thể có một sự điều như thế. Trong khi đó, ông Putin có thể giữ cho giá ở mức cao. Điều đó phục vụ cho lợi ích của ông ấy", bà nói.
Một số người mua cho biết họ sẽ tiếp tục thanh toán bằng đồng euro vì hợp đồng của họ không cho phép thay đổi tiền tệ.
Một vấn đề phức tạp khác nữa là sự thận trọng của các ngân hàng phương Tây trong việc giao dịch tài sản của Nga.
"Ngay cả khi người mua sẵn sàng thanh toán bằng đồng rúp, điều đó có thể coi là sự thách thức bởi các lệnh trừng phạt đã được áp dụng đối với một số ngân hàng của Nga", ING Bank cho biết.
Cũng theo ING, nếu Nga kiên quyết yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp, "điều này có khả năng khiến các phần khác của các hợp đồng này phải đàm phán lại, chẳng hạn như thời hạn của chúng".
Cơ chế thanh toán tiền rúp sẽ như thế nào?
Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria Alexander Nikolov cho biết một đối tác tài chính ở Sofia có thể xử lý các giao dịch bằng đồng rúp.
"Chúng tôi xác định tất cả các hành động sắp xảy ra đều bất thường, nhưng kịch bản này đã được thảo luận, vì vậy không có rủi ro cho các khoản thanh toán theo những hợp đồng đã ký", ông nói.
Claudio Galimberti, phó chủ tịch cấp cao của Rystad, cho biết Nga có thể tạo ra các hợp đồng mới yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp, nhưng sẽ yêu cầu các chính phủ giữ đồng rúp trong ngân hàng trung ương của họ hoặc mua chúng trên thị trường mở.
Giám đốc ngân hàng có chuyên môn về thị trường ngoại hối cho biết, về mặt kỹ thuật, có thể thanh toán bằng đồng rúp vì các biện pháp trừng phạt không bao trùm toàn bộ các thanh toán trên toàn cầu. Ông nói thêm rằng một khách hàng ở phương Tây có thể trả euro hoặc đô la cho ngân hàng của họ, sau đó họ sẽ gửi đến ngân hàng Nga và yêu cầu họ thanh toán cho Gazprom bằng đồng rúp.
Vẫn chưa rõ liệu ngân hàng trung ương của Nga có thể cung cấp đủ thanh khoản bằng đồng rúp để cho phép các khách hàng châu Âu có đủ nguồn tiền tệ này hay không.
Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các đối tác?
Một số chuyên gia cho biết các ngân hàng phương Tây đang bị hạn chế trong các giao dịch với Nga nên mỗi giao dịch đều trải qua sự kiểm tra kỹ lưỡng hơn trước tới hàng nghìn lần.
Giao dịch bằng đồng rúp cũng sẽ mang lại rủi ro tiền tệ, đòi hỏi các ngân hàng phương Tây phải phòng ngừa rủi ro, làm tăng chi phí giao dịch.
Nhà kinh tế Sofya Donets của Renaissance Capital cho biết "người nước ngoài cần có khả năng tiếp cận nhiều loại công cụ, bao gồm cả repo và swaps, để họ có thể quản lý rủi ro thanh khoản và tiền tệ". "Không rõ liệu điều này có khả thi hay không, do Nga đã thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn và hạn chế sự tham gia của người nước ngoài, bà nói thêm.
Điều này có tác động lâu dài hay không?
Theo Liam Peach, nhà kinh tế học của công ty tư vấn Capital Economics Emerging Europe, đối với Nga, mặc dù đồng rúp có thể tăng giá trong ngắn hạn, nhưng sự thay đổi này sẽ gây áp lực lên khả năng trả nợ nước ngoài và thanh toán hàng nhập khẩu của Nga, từ đó "bóp nghẹt" nền kinh tế nước này.
Nếu biện pháp này được mở rộng, các nhà xuất khẩu hàng hóa của Nga cũng sẽ thấy dòng chảy tiền tệ của họ vốn đã khó khăn sẽ càng bị thu hẹp
Nhưng một sự chuyển đổi thành công có thể góp phần làm giảm vai trò của đồng đô la trong thương mại toàn cầu, với những tác động lâu dài đối với chi phí vay và tài trợ của Mỹ. Các quốc gia vốn từ lâu vẫn khó chịu với tần suất Washington áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính (Nga, Trung Quốc, Iran) sẽ cố gắng chuyển hướng xa dần khỏi các hoạt động thương mại bằng đồng USD.
Đối với Mỹ, nếu việc chuyển đổi đó thành công có thể góp phần làm giảm vai trò của đồng USD trong thương mại toàn cầu, trong khi các loại tiền rúp, nhân dân tệ hoặc các loại tiền tệ khác gia tăng thị phần trong thương mại. Điều đó sẽ có những tác động lâu dài đối với chi phí vay và tài chính của Mỹ.
Tham khảo: Reuters