Ông Julian Wyatt, CEO Masterise Property Management đón tiếp lãnh sự quán Anh tại lễ ký kết giữa Masterise Homes và hai đối tác Anh Quốc
Theo ước tính của Liên hợp quốc, 55% dân số thế giới hiện đang sống ở các khu vực thành thị và con số đó dự kiến sẽ tăng lên 68% vào năm 2050.
Điều này dẫn đến môi trường sống tự nhiên bị thu hẹp dần, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước, không khí… Do đó thay vì phân biệt rạch ròi giữa đô thị và đa dạng sinh học thì cần lồng ghép các yếu tố với nhau và cùng phát triển một cách bền vững.
Định hướng dự án theo mục tiêu "cắt giảm khí thải"
Đô thị hiện đại sẽ là một hệ sinh thái và các yếu tố liên quan, bao gồm các vấn đề cơ bản như cung cấp cho người dân nguồn nước, không khí sạch, tái chế lượng nước thải và sử dụng năng lượng tái tạo như điện mặt trời, tối đa hóa các không gian cây xanh, không gian công cộng, không gian mặt nước. Muốn giải quyết tốt vấn đề này, cần sự can thiệp từ khâu thiết kế.
Năm 2019, Chính phủ Anh thông báo các công trình xây mới phải chứng minh tăng được 10% về đa dạng sinh học, đồng thời yêu cầu lượng phát thải bằng 0 sẽ được áp dụng vào năm 2023.
Một số thành phố trên thế giới cũng đã thể hiện sự cam kết trong việc giải quyết vấn đề suy giảm đa dạng sinh học, điển hình như Singapore với một chiến lược toàn diện "Phố trong vườn".
Singapore có kế hoạch mở rộng thêm 300 ha không gian công viên vào năm 2026, thực hiện kế hoạch phục hồi cho 100 loài thực vật và 60 loài động vật, mỗi hộ gia đình chỉ cách công viên 10 phút đi bộ.
Tại Việt Nam, thủ tướng Phạm Minh Chính đã có tuyên bố chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ COP26 vào cuối tháng 11-2021 về nỗ lực đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Đến nay, mặc dù chưa có tiêu chuẩn chung cho các công trình xây dựng về giảm khí thải nhưng một số nhà phát triển bất động sản đã nhanh chóng định hướng cho các dự án theo mục tiêu "cắt giảm khí thải".
Khu trung tâm mới "giảm phát thải"
Sự kết hợp với Foster+Partners và Quimera Energy (QEE) dự kiến sẽ đem đến tiêu chuẩn bền vững hàng đầu thế giới cho The Global City, hiện thực hóa tầm nhìn trở thành khu downtown mới của TP.HCM
Mới đây, Masterise Homes - nhà phát triển bất động sản tại Việt Nam đã ký kết hợp tác chiến lược với Foster+Partners và Quimera Energy (QEE) để triển khai dự án The Global City.
Theo thông tin từ nhà đầu tư, Global City được kỳ vọng là "khu trung tâm mới" của TP.HCM và được phát triển theo tiêu chuẩn bền vững quốc tế, sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời, quản lý nước sạch để tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
Đồng thời, công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT) sẽ được ứng dụng trong điều phối giao thông và quản lý không gian đô thị.
Đây là dự án đại đô thị đầu tay của Masterise Homes ở Việt Nam và cũng là khu đô thị đầu tiên tại Việt Nam có sự tham gia thiết kế, xây dựng của 2 doanh nghiệp nước Anh đang dẫn đầu thế giới về các giải pháp và công nghệ bền vững.
Ngoài ra dự án này còn được quy hoạch bài bản bởi nhiều đối tác hàng đầu thế giới như thiết kế cảnh quan WATG, kỹ thuật xây dựng Tung Feng và giám sát dự án Artelia…
Foster+Partners - đối tác tư vấn kiến trúc của The Global City, là công ty tiên phong trong xu hướng thiết kế và phát triển đô thị bền vững, với tuyên ngôn cam kết không ngừng nghỉ hướng tới những mục tiêu của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Còn QEE - thành viên của chi nhánh Chương trình môi trường của Liên hợp quốc - công ty kỹ thuật công nghệ cao chuyên tư vấn giải pháp tòa nhà thông minh (trụ sở tại London) sẽ thiết kế, lắp đặt, vận hành, duy trì hệ thống phân bổ năng lượng và tài nguyên hiệu quả, tiêu thụ lượng năng lượng tối thiểu của The Gobal City, để giảm bớt chi phí và khí thải carbon cho các công trình.
Ông Toby Blunt, đối tác cấp cao của Foster + Partners chia sẻ: "Đối với Khu đô thị The Global City cũng như bất kỳ dự án nào trong danh mục, chúng tôi luôn đặt mục tiêu thiết kế các tòa nhà bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu, tạo ra các khu đô thị phát triển song song và nâng cao đời sống cho cộng đồng cư dân.
Vì vậy, một mặt các kiến trúc sư của chúng tôi lưu giữ những giá trị truyền thống và lịch sử trong thiết kế hiện đại, một mặt áp dụng những phương pháp luận bền vững để giúp chúng ta hiểu hơn về tác động của dự án đến môi trường và đưa ra các công cụ để giảm thiểu khí thải carbon."
Đánh giá về triển vọng của The Global City, Nghị sĩ Graham Stuart - Đặc phái viên thương mại của Thủ tướng Anh tại Việt Nam, Campuchia và Lào chia sẻ tại lễ ký kết giữa Masterises Homes và hai đối tác nước Anh: "Tôi cho rằng The Global City đang trở thành hình mẫu và tiêu chuẩn về bền vững cho các chủ đầu tư khác tại Việt Nam và trong khu vực.
Masterise Homes đang nhìn về tương lai xa và hướng đến mục tiêu phát thải bằng 0 vào năm 2050. Trong bối cảnh đó, các đơn vị phát triển bất động sản như Masterise Homes sẽ dẫn dắt thị trường và tôi biết rằng các công ty Anh Quốc có thể góp phần vào xu hướng đó, chuyển giao công nghệ và chuyên gia, đem chuyên môn và đào tạo đến cho người Việt".
Việt Nam nỗ lực để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ COP26 trong tháng 11-2021 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết của Việt Nam đối với nỗ lực chung toàn cầu nhằm hướng đến mục tiêu giữ mức tăng nhiệt độ Trái đất ở ngưỡng 1,50C.
Thủ tướng khẳng định: "Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050".