Vùng thủ đô gồm nhiều tỉnh lân cận, trong đó lấy Hà Nội là trung tâm. Thuật ngữ này được đưa ra trong Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phạm vi Vùng thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang. Việc mở rộng vùng thủ đô sẽ giải quyết được những vấn đề đang tồn tại của Hà Nội.
Định hướng phát triển vùng thủ đô
Vùng Thủ đô được định hướng phát triển theo hình thức đô thị đa cực tập trung. Không gian vùng được chia thành 2 phân vùng: đô thị hạt nhân và phụ cận, vùng phát triển đối trọng. Với việc lấy Hà Nội là hạt nhân và các tỉnh lân cận là đô thị vệ tinh.
Thủ đô Hà Nội mở rộng sang các vùng xung quanh từ 25 - 30km được thiết lập làm đô thị hạt nhân và phụ cận. Với quy hoạch này, các tỉnh trong vùng tạo thành mối liên kết với những đặc trưng và lợi thế riêng, chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển để khai thác tối đa và hiệu quả các tiềm năng, động lực của địa phương trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
Vùng phát triển đối trọng sẽ là khu mở rộng từ trung tâm Hà Nội theo bán kính 30-60km bao gồm 3 phân vùng lớn là Nam sông Hồng , Bắc sông Hồng và phía Đông sông Hồng. Mỗi phân vùng sẽ có sự liên kết chặt chẽ tuy nhiên cũng sẽ có những nhiệm vụ riêng có dựa theo đặc trưng về mặt hạ tầng, kinh tế và văn hóa.
Trong đó Hà Nội, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh là các địa phương có tốc độ và tỷ lệ đô thị hóa cao, có vị trí trung tâm của toàn Vùng. Các đô thị khu vực phía Tây Hà Nội giữ vai trò phát triển dịch vụ và công nghệ cao.
Những đô thị vệ tinh mới được thiết lập
Để giảm tải cho cơ sở hạ tầng, giảm mật độ dân cư, việc di dời những chức năng của khu vực trung tâm như khu công nghiệp, giáo dục, y tế, thương mại... sang vùng vệ tinh là điều tất yếu. Đi cùng với đó là xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tuyến đường vành đai 4 được thiết lập là chìa khóa để để giải tỏa áp lực giao thông.
Đường vành đai 4 đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy nhanh quá trình giãn dân từ khu vực trung tâm về phía Đông và Đông Bắc sông Hồng khi các địa phương này vẫn còn nhiều quỹ đất. Đây cũng là những địa phương sở hữu hệ thống đường giao thông hiện đại nối liền với đường vành đai 4 thông qua cầu vượt sông Hồng, sông Đuống.
Với định hướng mở rộng này, khu vực phía Đông và Đông Bắc Hà Nội liên tục được khoác lên mình những tấm áo mới hiện đại và đồng bộ nhờ các đề án quy hoạch. Các địa phương trong vòng bán kính 15 đến 25km đang có sự chuyển mình vô cùng mạnh mẽ.
Trong đó, Từ Sơn cũng là một trong những địa phương được hưởng lợi từ quy hoạch. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Ninh từ năm 2021, được xây dựng theo hướng đô thị tích hợp với đầy đủ tiện ích, kiến tạo không gian đa tầng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh sống và làm việc của người dân, cũng như lao động người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại khu vực này.
Từ Sơn không chỉ sở hữu vị trí thuận lợi khi cách Hà Nội 12km mà còn là địa phương nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thuộc hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Với những ưu thế so với các khu đô thị vệ tinh khác, thành phố Từ Sơn nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung đã và đang giữ vai trò trọng điểm trong tiến trình phát triển kinh tế, công nghiệp, dịch vụ song song với bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. Đây là khu vực phù hợp để phát triển không gian đô thị xanh, sạch và hiện đại thu hút cư dân sinh sống và làm việc, giảm áp lực cho vùng lõi thủ đô theo đúng chủ trương chính sách.