Tài chính

Xu hướng đầu tư tài chính cá nhân sau Covid-19: Người dân đã có kế hoạch dài hạn và biết đa dạng hóa danh mục

"Khi Covid-19 xảy ra, thấy được rủi ro của thị trường lao động, nhiều người dân Việt Nam đã mang tài sản của mình đi đầu tư. Đầu tiên, là để bù lại lượng thu nhập mà họ bị hao hụt do Covid-19, thứ hai là để chống lại rủi ro của thị trường và cuối cùng là muốn gia tăng tài sản trong 12 tháng tới", bà Nguyễn Thuỳ Linh - Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Manulife Investment Việt Nam, chia sẻ trong Hội thảo "Quản lý gia sản, Hưng thịnh tương lai", do Techcombank và Manulife đồng tổ chức, để giới thiệu sản phẩm tài chính mới Legacy.

Minh chứng là chỉ rong 5 tháng đầu năm, nhà đầu tư cá nhân đã mở mới gần 1,38 triệu tài khoản, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Con số này gần bằng lượng mở mới cả năm 2021 (1,53 triệu tài khoản). Ngoài ra, lượng khách hàng của các quỹ mở Manulife cũng tăng trưởng 56% trong thời gian gần đây. 92% khách hàng đã mua bảo hiểm của Manulife cũng rất quan tâm đến những gói ‘bảo hiểm cộng đầu tư’ mà doanh nghiệp có.

Xu hướng đầu tư tài chính cá nhân sau Covid-19: Người dân đã có kế hoạch dài hạng và biết đa dạng hóa danh mục  - Ảnh 1.

Theo bà Nguyễn Thùy Linh, người dân Việt Nam đang thể hiện nhu cầu gia tăng tài sản rất mãnh liệt.

Bên cạnh đó, Covid-19 cũng khiến nhiều người dân Việt Nam chú tâm tới sức khỏe của bản thân và gia đình hơn: 53% người được khảo sát cho biết mình đã tăng cường tập luyện thể dục hơn, 76% tập thể dục ít nhất 4 ngày/tuần, 83% cảm thấy thoải mái khi sử dụng các ứng dụng về sức khỏe.

Kéo theo đó, nhu cầu về bảo hiểm cũng tăng cao: theo Manulife Asia Care Survey, 91% người được hỏi cân nhắc mua bảo hiểm trong vòng 12 tháng tới, 71% nhận ra tầm quan trọng của kế hoạch hưu trí kể từ khi Covid-19 bắt đầu, 84% đang tìm kiếm những sản phẩm bảo hiểm đơn giản có thể mua trực tuyến.

Còn theo một khảo sát từ Techcombank, có 3 câu hỏi quan trọng mà nhiều người dân Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây: Làm thế nào để tích luỹ và tăng trưởng tài sản? Làm thế nào để bảo quản tài sản? Nên phân phối tài sản như thế nào? Mục tiêu của cả 3 câu hỏi nói trên là nhằm để lại di sản của bản thân cho thế hệ tiếp theo.

Xu hướng đầu tư tài chính cá nhân sau Covid-19: Người dân đã có kế hoạch dài hạng và biết đa dạng hóa danh mục  - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thu Hà - Giám đốc phát triển kinh doanh phân khúc khách hàng có thu nhập cao, khối Ngân hàng bán lẻ, Techcombank

"Theo quan sát của tôi, càng ngày khách hàng Việt Nam càng có 1 kế hoạch đầu tư dài hạn hơn. Trong bối cảnh đầu tư rủi ro như thế này thì phải đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhằm sinh lời ổn định để đối phó với lạm phát. Hiện chúng ta có những kênh đầu tư phổ biến như sau: trái phiếu, cổ phiếu, tiền gửi ngân hàng, bất động sản, ngoại tệ, quỹ mở, vàng, phái sinh…

Ở châu Á, tài sản và danh mục đầu tư của 1 nhà đầu tư tiêu biểu gồm: tiền và tương đương tiền chiếm 21%, trái phiếu 19%, cổ phiếu 23%, bất động sản 21% và kênh khác 16%", bà Nguyễn Thu Hà - Giám đốc phát triển kinh doanh phân khúc khách hàng có thu nhập cao, khối Ngân hàng bán lẻ, Techcombank, bổ sung.

Cũng như thế, với Techcombank, khi một khách hàng tới gặp nhân viên tư vấn, thì động thái đầu tiên của họ không phải là khuyên nhà đầu tư nên chọn kênh nào, mà ngồi lại để cùng khách hàng xây dựng một chiến lược dài hạn.

Khách hàng sẽ phải trả lời những câu hỏi như: họ mong muốn điều gì trong tương lai?, đâu là tỷ suất sinh lời họ muốn?, sẽ đầu tư trong bao lâu?, khả năng chấp nhận rủi ro?, nguồn tiền hiện có và có vay ngân hàng hay không?... Mục tiêu cuối cùng là giúp khách hàng bảo toàn, tăng trưởng và tích lũy tài sản.

"Ngoài ra, người dân Việt Nam cũng đã thoải mái hơn khi bàn luận đến các rủi ro như bệnh tật hoặc khủng hoảng, khi thiết kế các chiến lược đầu tư dài hạn.

Ví dụ: điều gì sẽ xảy ra cho gia đình – người thân của tôi nếu tôi gặp rủi ro về sinh mạng?, khi tôi gặp rủi ro về sức khỏe hoặc không đủ sức khỏe để tiếp tục lao động thì sẽ như thế nào?, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi sống lâu hơn mức mà tôi dự trù khi tích cóp tài sản?, bỗng dưng tôi thất nghiệp mất khả năng đóng học phí cho con cái thì sẽ ra sao?", bà Nguyễn Thu Hà bày tỏ.

Xu hướng đầu tư tài chính cá nhân sau Covid-19: Người dân đã có kế hoạch dài hạng và biết đa dạng hóa danh mục  - Ảnh 3.

Ông Lâm Minh Chánh - Chủ tịch Học viện Kinh doanh và Tài chính BizUni

Phần mình, ông Lâm Minh Chánh – Chuyên gia về tài chính cá nhân, cũng cho rằng: quan điểm phải rút các khoản đầu tư về để phòng thủ trong lạm phát là không đúng. Trong lạm phát, mình càng phải đầu tư làm sao để tiền tăng trưởng nhiều hơn chỉ số lạm phát, tuy nhiên phải chú trọng đa dạng hóa danh mục đầu tư, không nên ‘bỏ trứng vào một giỏ’ để giảm thiểu rủi ro một cách tốt nhất.

"Trong lúc thị trường tốt, thì ai cũng đầu tư giỏi và dễ thắng; nhưng trong những lúc có lạm phát hoặc khủng hoảng không lường trước được, mà người ta hay gọi là ‘thiên nga đen’ – giống Covid-19, đầu tư nhiều kênh chính là cách phân tán bớt rủi ro. Chúng ta không nên tự tin thái quá, tự ôm tự đầu tư tất cả!", ông Lâm Minh Chánh đề nghị.

Theo ông, trong tất cả, bảo hiểm truyền thống và gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư có lãi suất thấp nhất song cũng là ‘cái khiên" bảo vệ tài sản an toàn nhất. Đầu chứng chỉ quỹ là một kênh tương đối mới nhưng khá tiềm năng. Thường các nhà đầu tư chuyên nghiệp ở các quỹ mở sẽ giúp lãi suất tiền đầu tư của chúng ta cao hơn ngân hàng chỉ số VNIndex.

Bất động sản vẫn là một ‘cái khiên’ tốt cho tài sản của chúng ta, chỉ cần chúng ta mua đất/nhà hợp pháp, không nằm trong vùng quy hoạch. Tuy nhiên, vấn đề là không phải ai cũng đủ tiền vừa mua nhà vừa đầu tư bất động sản. Những năm 2008-2009, vàng cũng là một ‘tấm khiên’ kiên cố, tuy nhiên trong mấy năm Covid-19, tính trung bình các giai đoạn lên xuống, thì tỷ suất sinh lời của vàng không tốt – còn thua tiền gửi ngân hàng.


Các tin khác

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Ngân hàng tiếp tục lãi lớn

Ngân hàng có lợi nhuận khả quan sẽ giúp vận hành hệ thống thông suốt, bảo đảm an ninh tiền tệ

"Chấm điểm" bằng tiền đối với nhà đầu tư khu công nghiệp tại Hậu Giang

Một trong các tiêu chí "chấm điểm" của Hậu Giang là dự án đầu tư có đóng góp vào ngân sách tỉnh tối thiểu 10 tỷ đồng/năm/ha sau thời gian ưu đãi thuế; suất đầu tư dự án từ 50 tỷ đồng/ha trở lên; nhà đầu tư phải có kinh nghiệm làm ít nhất 1 dự án khu công nghiệp ở 10 tỉnh thành lớn.

Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực: Từ thương lái ‘khét tiếng’ mua cả một nông trường cam Trung Quốc đến startup nông nghiệp công nghệ ở tuổi U60

‘Mong muốn lớn nhất của tôi là xây dựng được thương hiệu cho nông sản Việt Nam ở trong nước, và quốc tế. Vì trong chuỗi giá trị, thì giá trị thương hiệu là giá trị lớn nhất.’ – doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực chia sẻ.

Thép Pomina phản pháo: Dừng lò cao để tập trung thế mạnh là lò điện

Theo đó, phía Pomina khẳng định, với quyền lựa chọn nguyên liệu đầu vào là thép phế liệu hoặc quặng sắt để luyện thép, việc sử dụng một lò điện, vốn là thế mạnh của Thép Pomina, với công suất đạt mức tối đa và tối ưu chi phí, tốt hơn việc duy trì cả hai lò nhưng sản xuất chỉ ở mức tối thiểu.