Doanh nghiệp

Xi măng Công Thanh sau 9 năm lỗ triền miên: Đã âm vốn hơn 7.747 tỷ, “gánh” khoản nợ phải trả hơn 19.500 tỷ đồng

CTCP Xi măng Công Thanh vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm với lỗ sau thuế tiếp tục tăng lên gần 742 tỷ đồng. Theo đó, vốn chủ sở hữu của Công ty đã âm hơn 7.747 tỷ.

Tính đến thời điểm 30/6/2024, Công ty đang có tổng nợ phải trả 19.522 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu hơn 2.400 tỷ đồng.

Được biết, Công ty này đã lỗ 8 năm liên tiếp. Lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2023 lên 7.906 tỷ đồng. Với báo cáo kỳ này, ước tính lỗ luỹ kế Công ty hiện đang vào mức 8.650 tỷ đồng.

Xi măng Công Thanh sau 9 năm lỗ triền miên: Đã âm vốn hơn 7.747 tỷ, “gánh” khoản nợ phải trả hơn 19.500 tỷ đồng- Ảnh 1.

Ảnh: Công ty lỗ tiếp hàng trăm tỷ sau nửa đầu năm 2024.

Lỗ lớn, âm vốn, nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn, Công ty còn phải thanh toán các khoản vay dài hạn đến hạn trả và trái phiếu đến hạn trả cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), khoản vay ngắn hạn cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) và tổng tiền lãi vay quá hạn cho các Ngân hàng này.

Theo đó, tại BCTC kiểm toán 2023, đơn vị kiểm toán cho rằng những điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Ban Tổng Giám đốc không thể cung cấp bằng chứng khả năng thanh toán các khoản trên. Kiểm toán cũng không thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc sử dụng giả định hoạt động liên tục để lập báo cáo tài chính này là phù hợp.

Do đó, đơn vị kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính năm 2023 của Xi măng Công Thanh.

Xi măng Công Thanh sau 9 năm lỗ triền miên: Đã âm vốn hơn 7.747 tỷ, “gánh” khoản nợ phải trả hơn 19.500 tỷ đồng- Ảnh 2.

Ảnh: Công ty đã lỗ 8 năm liên tiếp.

Tại ngày 31/12/2023, Xi măng Công Thanh có tổng nợ vay ở mức 7.317 tỷ đồng, vay từ 2 ngân hàng VietinBank và SHB. Trong đó, các khoản vay nợ tại ngân hàng VietinBank hơn 7.000 tỷ đồng, chiếm 96%.

Khoản nợ 287 tỷ đồng với SHB, theo thuyết minh trong BCTC, đây là khoản vay 6 tháng mà đơn vị đã vay ngân hàng SHB từ năm 2017, lãi suất 10%/năm, để bổ sung vốn lưu động. Sau đó, năm 2019, SHB đã bán khoản nợ này lại cho VAMC. Tuy nhiên, tháng 11/2021, SHB đã mua lại khoản nợ ngắn hạn này từ VAMC.

Còn khoản nợ vay theo hợp đồng tín dụng với VietinBank, Xi măng Công Thanh đã vay VietinBank và phát hành 2.383 tỷ trái phiếu trong 2 năm 2009-2010 để đầu tư dự án dây chuyền 2, trái phiếu đáo hạn vào năm 2033.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm