Tài chính

Vụ lật tàu ở Hạ Long: Yêu cầu doanh nghiệp sớm bồi thường bảo hiểm cho nạn nhân

Ngày 21/7, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) ban hành Công văn số 896 đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm báo cáo tình hình thiệt hại và bồi thường bảo hiểm trong vụ lật tàu Vịnh Xanh 58; chủ động ứng phó với bão số 3 (Wipha) trong hôm nay.

Cục này đề nghị các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xác định thiệt hại về người và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm. Các đơn vị cũng cần thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường, bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm, người thụ hưởng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật.

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức thực hiện hỗ trợ nhân đạo theo quy chế nội bộ và quy định pháp luật có liên quan.

Yêu cầu sớm bồi thường bảo hiểm vụ lật tàu ở Hạ Long.

Yêu cầu sớm bồi thường bảo hiểm vụ lật tàu ở Hạ Long.

Trong tình hình số 3 đang diễn biến phức tạp, có khả năng gây gió mạnh, mưa lớn, dẫn đến nguy cơ cao về lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở khu vực trung du và miền núi, cũng như ngập lụt tại các vùng trũng thấp và đô thị, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm cũng yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm để thực hiện ngay các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tổn thất và xây dựng phương án ứng phó kịp thời. Mục tiêu là bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của các tổ chức, cá nhân được bảo hiểm.

Cơ quan quản lý nhấn mạnh: “Trường hợp xảy ra tổn thất, phải thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường, bồi thường và trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật”.

Trước đó, Công ty Bảo hiểm Bảo Long Quảng Ninh, đơn vị cung cấp bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ phương tiện và bảo hiểm tai nạn thuyền viên của tàu Vịnh Xanh 58, cho biết đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng, đồng thời chủ động xác minh thông tin, tìm phương án hoàn thiện hồ sơ để đảm bảo công tác chi trả quyền lợi của khách hàng kịp thời.

Theo quy định trong hợp đồng, mức trách nhiệm tối đa của đơn vị bảo hiểm là 250 triệu đồng/vụ tai nạn. Trong đó, mức chi trả tối đa là 30 triệu đồng/người/vụ đối với hành khách và bên thứ ba bị thiệt hại về tính mạng.

Trên cơ sở đó, với số lượng người tử vong trong vụ tai nạn, Công ty Bảo hiểm Bảo Long ước tính tổng mức chi trả bảo hiểm sẽ vào khoảng 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, các trường hợp bị thương sẽ được xem xét chi trả theo tỷ lệ tổn thương thực tế và căn cứ vào hồ sơ y tế cụ thể.

Các tin khác

Tại sao các doanh nghiệp vận tải đồng loạt chuyển sang dùng xe điện?

Gần 100 doanh nghiệp vận tải tại Việt Nam đã từng bước loại bỏ xe xăng để thay thế bằng xe điện, trong đó 19 đơn vị đã chuyển đổi toàn bộ đội xe. Đây không còn là một xu hướng ngắn hạn, mà là bước chuyển chiến lược giữa bối cảnh chi phí leo thang, quy định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt và hành vi người tiêu dùng thay đổi nhanh chóng.

Người dân tỉnh Khánh Hoà và Quảng Ngãi đón tin vui: Sắp có 2 sân bay lớn được đưa vào quy hoạch từ nay đến 2030

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc phê duyệt nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhà nước góp 5.000-10.000 tỷ đồng lập Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ nhà ở quốc gia là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động theo mô hình doanh nghiệp với 100% vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ. Vốn điều lệ do Ngân sách Trung ương cấp sẽ được nâng lên tối thiểu 10.000 tỷ đồng trong vòng 3 năm.