Chứng khoán

VN-Index giảm điểm với thanh khoản thấp, khối ngoại là điểm sáng khi mua ròng hơn 250 tỷ đồng

Không nằm ngoài xu thế chung của thị trường thế giới, chứng khoán Việt Nam tiếp giảm điểm. Trong phiên sáng VN-Index có nhịp giảm khá mạnh hơn 10 điểm trước khi hồi phục đôi chút vào cuối phiên.

Đáng chú ý, thanh khoản trong phiên hôm nay tiếp tục "mất hút" khi giá trị giao dịch trên HOSE chỉ còn 7.806 tỷ đồng, giảm gần 30% so với phiên hôm trước. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang rất thận trọng sau những thông báo mới nhất sau cuộc họp của Fed.

Cụ thể, Fed đã thực hiện tăng lãi suất 0,75 điểm phần trăm lần thứ tư liên tiếp. Tuyên bố của Fed đã kích hoạt tiến trình tăng lãi suất, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Tuy nhiên trong cuộc họp báo sau đó, chủ tịch Fed Powell lại gây sốc khi nói rằng "mức đỉnh của lãi suất trong chu kỳ thắt chặt này sẽ phải cao hơn nhiều so với dự tính trước đây"...

Sắc đỏ chiếm sóng trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phiên hôm nay. Trong đó, "ông lớn" NVL giảm hết biến độ, nhiều mã khác như PDR, HDB, VJC, BID, ACB đều có mức giảm trên 2%. Chiều ngược lại, hàng loạt cổ phiếu trụ bứt phá mạnh mẽ như như MSN, MWG, TCB, VNM, STB khi tăng trên 2%.

Về cổ phiếu dẫn dắt thị trường, MSN dù "tỏa sáng" với mức tăng 5,4% và đóng góp đến 1,5 điểm cho chỉ số. Bên cạnh đó, đà tăng của VNM, GAS, TCB, MWG, EIB cũng đóng góp tích cực cho thị trường chung. Tuy nhiên, lực đỡ này vẫn chưa đủ mạnh khi NVL kéo tụt 2,3 điểm của chỉ số. Hàng loạt cổ phiếu như BID, VCB, CTG, BCM cũng là tác nhân kéo tụt thị trường trong phiên hôm nay.

Sau một phiên tăng điểm, nhóm cổ phiếu thép lại chìm trong sắc đỏ. "Anh cả" HPG giảm 1%, HSG, NKG cũng đồng loạt giảm mạnh trên 4%.

Nhóm ngân hàng phiên hôm nay cũng bị bán chốt lời lớn, chỉ có một vài mã ngược dòng tăng điểm. Hàng loạt mã giảm sâu như VBB (-4,3%), OCB (-3,2%), HDB (-2,7%), BID(-2,1%), ACB (-2,1%), ...Đây là nhóm kéo giảm chỉ số thị trường. Chỉ còn TCB (2,6%) và STB (+2,1%),... giữ được sắc xanh.

Trong một phiên giảm của thị trường, nhóm chứng khoán lại có sự phân hóa khá sâu sắc khi DSC(+4%), BMS(+3,5%), VCI (+3,1%), HAC (+1,9%)... tăng giá; còn các mã như FTS(-4,3%), AGR(-4,1%), TCI(-7,3%), VND(-1,2%)... lại giảm khá mạnh.

Ngược dòng thị trường, nhóm cổ phiếu xây dựng lại có một phiên tăng điểm khá tốt khi VCG, HBC tăng hết biên độ. Bên cạnh đó, C4G, HHV, LCG cũng bứt tốc khá ngoạn mục với mức tăng trên 3,7%. Ngược chiều, vẫn cón một vài mã giảm điểm nhẹ như CTD, HTN,...

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 3,38 điểm (0,33%) xuống 1.019 điểm. HNX-Index giảm 0,92 điểm xuống 210 điểm và UPCoM-Index giảm 0,35 điểm xuống 75,66 điểm. Thanh khoản trên HOSE đạt giá trị 7.870 tỷ đồng.

Khối ngoại phiên hôm nay mua ròng 257 tỷ đồng trên toàn thị trường , trong đó họ mua ròng 251 tỷ đồng trên HOSE, bán ròng 440 triệu đồng trên HNX và mua ròng hơn 6 tỷ đồng trên UPCoM.

Giao dịch trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng 251 tỷ đồng. Theo đó, VHM dẫn đầu về giá trị mua ròng với 62 tỷ đồng. Kế đó, khối ngoại tập trung mua hai mã VNM và MSN với giá trị lần lượt là 61 tỷ đồng và 43 tỷ đồng. Tương tự, dòng vốn nước ngoài cũng rót ròng tại SSI và DGC với giá trị lần lượt là 33 tỷ đồng và 21 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, giao dịch bán chủ yếu tập trung ở HPG với hơn 53 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư ngoại bán ròng CTG (18 tỷ đồng), KBC (17 tỷ đồng)..

Diễn biến khác tại sàn HNX, khối ngoại bán ròng 440 triệu đồng. Trong đó, tập trung bán tại IDC với hơn 2,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, HUT và PLC cũng bị bán ròng với giá trị lần lượt là gần 0,9 tỷ đồng và 0,4 tỷ đồng.

Diễn biến tại UPCoM, dòng tiền khối ngoại mua ròng 6 tỷ đồng trong phiên hôm nay, tập trung mua ròng BSR (4,5 tỷ đồng), QNS (2 tỷ đồng), CLX (0,4 tỷ đồng)..


Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Công an TPHCM kết thúc điều tra, đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng

Cơ quan điều tra Công an TPHCM đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị Viện KSND cùng cấp truy tố bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thị trường bất động sản sẽ tiếp tục khó khăn

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, việc triển khai đầu tư xây dựng dự án bất động sản tại hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn, dẫn đến nguồn cung bất động sản sụt giảm. Song, cơ cấu sản phẩm bất động sản tiếp tục bất hợp lý, trong đó thiếu trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp.

Doanh nghiệp bất động sản đang linh hoạt "vượt bão"

Trong vô vàn những khó khăn bủa vây, đặc biệt nút thắt về tín dụng chưa được gỡ, các doanh nghiệp bất động sản phải “tự cứu” khi triển khai loạt các giải pháp thích nghi, thay đổi quản trị, tiết giảm chi phí; dừng hoặc tạm hoãn, thay đổi, kế hoạch phát hành cổ phiếu.

Thêm một quý khó khăn của ngành xây dựng, lợi nhuận ròng Ricons vượt Coteccons và Xây dựng Hòa Bình

Những áp lực từ chi phí nguyên vật liệu, chi phí lãi vay và sự chững lại của thị trường bất động sản khiến lợi nhuận quý III của các doanh nghiệp xây dựng bị bào mòn. Ricons là đơn vị hiếm hoi có lợi nhuận ròng tăng trưởng so với cùng kỳ, thậm chí bỏ xa hai ông lớn Xây dựng Hòa Bình và Coteccons.