Chứng khoán

Phiên 3/11: Khối ngoại đảo chiều mua ròng hơn 250 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm VHM, VNM

Sau chuỗi phiên tranh chấp gần vùng cản, thị trường tiếp đà điều chỉnh trong phiên giao dịch hôm nay. Nỗ lực hồi phục của lực cầu chưa đủ mạnh để chỉ số chuyển màu. Kết phiến VN-Index vẫn giảm hơn 3 điểm.

Theo quan sát, dòng tiền phiên chiều tìm đến nhiều cổ phiếu nhóm xây dựng, đầu tư công như HBC, C4G, LCG, CII, KSB,... Bên cạnh đó, một số cổ phiếu nhóm chứng khoán, sản xuất thực phẩm, bán lẻ, dầu khí, hóa chất, vận tải,... đang cho thấy tín hiệu hồi phục.

Tác động lớn nhất vào số điểm giảm của VN-Index hôm nay phải kể đến NVL, cùng với nhiều bluechip ngành ngân hàng như BID, VCB, CTG, ACB,... Trong khi đó, MSN, VNM, GAS, TCB và MWG là các nhân tố nỗ lực lớn nhất trong việc cản lại đà giảm của VN-Index.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch gom ròng hơn 251 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 4,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần Vinhomes trở lại dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 61,7 tỷ đồng.

Theo sau là VNM được mua ròng hơn 61 tỷ đồng và MSN (43,4 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở SSI (33,1 tỷ đồng), DGC (21 tỷ đồng), PVD (15,9 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 15 tỷ đồng là GAS (13,5 tỷ đồng), FRT (12,5 tỷ đồng), VCB (12,2 tỷ đồng) và STB (11,1 tỷ đồng).

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Tại chiều bán, cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 52,9 tỷ đồng.

Theo sau đó là CTG bị bán ròng hơn 17,8 tỷ đồng, KBC (17,2 tỷ đồng), KDC (10,1 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 10 tỷ đồng như HDB (7,9 tỷ đồng), CTD (5,9 tỷ đồng), VIC (5,5 tỷ đồng), PHR (5,1 tỷ đồng), NT2 (4,9 tỷ đồng) và HDC (3,8 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng với quy mô hơn 440 triệu đồng, tương đương 96.798 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng hơn 1,5 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam và hơn 1,4 tỷ đồng cho cổ phiếu TNG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Kế tiếp lực cầu tìm đến những giao dịch dưới 1 tỷ đồng như SD5 (232 triệu đồng), PVI (206 triệu đồng), NDX (148 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại xả ròng mạnh nhất hơn 2,5 tỷ đồng ở cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO, sau đó giao dịch tương tự mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như HUT (941 triệu đồng), PLC (413 triệu đồng), MBS (214 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục ghi nhận xu hướng mua ròng với quy mô gần 5,9 tỷ đồng, tương đương 291.105 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, cổ phiếu BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn dẫn đầu với quy mô hơn 4,5 tỷ đồng. Theo sau là QNS (2,1 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như CLX (396 triệu đồng), MCM (374 triệu đồng), ACV (312 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại xả ròng mạnh nhất ở cổ phiếu VTP của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel với quy mô gần 2,1 tỷ đồng. Theo sau là các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở những mã như VEA (395 triệu đồng), QTP (268 triệu đồng), TCW (131 triệu đồng), …

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Doanh nghiệp bất động sản đang linh hoạt "vượt bão"

Trong vô vàn những khó khăn bủa vây, đặc biệt nút thắt về tín dụng chưa được gỡ, các doanh nghiệp bất động sản phải “tự cứu” khi triển khai loạt các giải pháp thích nghi, thay đổi quản trị, tiết giảm chi phí; dừng hoặc tạm hoãn, thay đổi, kế hoạch phát hành cổ phiếu.

Thêm một quý khó khăn của ngành xây dựng, lợi nhuận ròng Ricons vượt Coteccons và Xây dựng Hòa Bình

Những áp lực từ chi phí nguyên vật liệu, chi phí lãi vay và sự chững lại của thị trường bất động sản khiến lợi nhuận quý III của các doanh nghiệp xây dựng bị bào mòn. Ricons là đơn vị hiếm hoi có lợi nhuận ròng tăng trưởng so với cùng kỳ, thậm chí bỏ xa hai ông lớn Xây dựng Hòa Bình và Coteccons.

Vụ phụ huynh bắt hiệu trưởng quỳ xin lỗi: Nhà trường cũng có lỗi

Chuyện xảy ra là điều đáng tiếc, phụ huynh giờ đã bị khởi tố, còn phía nhà trường cũng như tôi cũng có một phần lỗi khi đã không linh hoạt và mềm dẻo trong việc tuyên truyền việc đóng bảo hiểm tới học sinh và phụ huynh, Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Lâm (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) nói.